51 Chương 51
Tuấn gọi điện cho Dung chèo ghe mang qua bên này ba chục trứng vịt lộn cùng mấy thứ rau và đặt sơ nồi cháo. Còn mình thì tà tà chạy về, ghé chợ lấy thêm một két bia Sagota cùng một túi đá sạch.
Về tới nơi thì hóa ra bạn ông Tài đi bằng ghe. Đang cặp tạm mé bến sông cửa sau nhà Tuấn. Bé Dung đang lui cui bắc cái bếp ga trên sàn dưới nấu cháo. Còn sàn trên bày chén đĩa quanh nồi trứng vịt lộn đã luộc xong để nguyên vậy cho nóng. Không thể thiếu được rau răm và muối tiêu. Có thêm đĩa rau tập tàng luộc nữa, và đĩa rau sống vừa mới hái nhìn là thấy thèm rồi.
Vậy là chiếc ghe này được ông bạn mới mua rồi chạy thử xuống dưới này câu cá bông lau coi sao, tiện thể xuất hành du xuân luôn. Mùa này đúng là mùa cá bông lau. Nhưng phải trên Vàm Nao mới có nhiều cá, chứ xuống dưới này thì hên xui thôi. Mà phải ra tuốt ngoài sông lớn nước xiết lại thêm nhiều tàu bè xà lan qua lại nữa.
Thì chiều lòng khách quí thôi. Tuấn vô nhà lấy cặp cần ưng ý cùng đồ nghề ra chơi. Không quên thay áo dài tay chịu lạnh chịu nước vì ngoài kia cũng đang là mùa gió bấc rồi. Ông Tài đã cầm sẵn bộ đồ câu của mình ra ghe. Còn ông khách thì đã sắm đủ từ lâu. Tuấn móc chiếc thuyền phao của mình vô ghe cho an toàn, cùng với phao đeo và mấy bộ đèn chớp cảnh báo vị trí luôn.
Nhìn đồ và nghe nói chuyện mới biết ông này là siêu đại gia. Ổng không khoe mà tự nhiên ai rảnh tự nhiên thấy gia đình dưới sông rao bán ghe là mua lại luôn, không cò kè trả giá mà còn cho người ta thêm tiền cho đủ chữa bệnh. Rồi cần thì là Shimano, thương hiệu coi như là mắc nhứt trong làng câu kéo, đồng bộ từ dây, máy cho tới quần áo và kể cả hai cái giá gác cần cắm vô chân đế được hàn siết vô phía mũi và lái. Thấy máy móc sạch bóng,hầm máy không một chút nước là Tuấn rất ưng ý. Khen và nói chuyện động cơ máy bay một hồi mới biết ông khách không chỉ là tài xế xe công như ổng nhận mà còn là chủ của hãng xe cả trăm đầu kéo công luôn.
Ba người đàn ông kéo một vòng ra ngoài sông lớn. Cột ghe vô một cây cừ tràm đóng sẵn mà Tuấn lâu lâu hay ra đó neo thuyền câu chơi cho vui. Gió mát. Trăng đầu tháng bắt đầu sáng mờ mờ, chơi đùa với cái đầu cần phát sáng ngoài phía mũi, và ánh lửa bập bùng trong khoang dưới, tạo ra một khung cảnh thiệt là hữu tình. Kéo tấm bạt một bên thành ghe lên che bớt gió, ba người đàn ông từng trải ngồi nói chuyện đời. Khoang dưới có treo cây guitar phím lõm. Ông khách cầm lên gảy gảy rồi ca hết bài này qua bài khác. Những năm tháng lái xe thì hát vọng cổ là cách để khỏi ngủ quên. Còn giờ thì không chỉ hát mà còn rảnh tay đệm đàn nữa. Dù cả Tuấn và ông Tài đều giỏi đàn hơn, nhưng vẫn chăm chú nghe. Bởi vì kiểu chơi đàn của người thích ca và tự tập luyện nhiều khi cuốn hút hơn là cái luyến láy của nhạc công chuyên nghiệp mà thiếu say mê.
Tối nay nước lớn nên Tuấn neo một sợi dây câu ngoài sông lớn, ngược nước để dành hai chỗ câu đẹp cho ba vợ và ông khách, và thả một cái phao mé đằng lái kiếm cá nhỏ kiếm ăn ven bờ. Trên ghe có sẵn cái khay để nướng lò than nên cá gì lên cũng ngon hết. Bé Dung đã làm sẵn một chén muối ớt xanh vắt chanh để chấm.
Ăn bậy mấy trái vịt lộn là có cá. Nhưng là con cá mè bằng cái cần câu nhỏ của Tuấn, mắc bậy khúc trùn biển thừa ra. Câu cá thì mồi dễ lắm, nhưng câu cá bông lau thì một phần con cá này kén ăn, phần là đa số dân đi câu là người chịu chơi. Mấy người câu kéo kiếm ăn hàng ngày, còn thường được gọi là dân câu cơm cá, thì tất nhiên là tính sao cho rẻ nhứt rồi, móc đại trái bần vô dây câu neo hàng trăm lưỡi, hay quét lưới ngang sông luôn. Chứ còn dân đi câu dám mua cây cần cả chục triệu bạc, sắm luôn chiếc ghe cũ mấy trăm triệu, thì một bịch trùn biển gửi từ ngoài Vũng Tàu vô giá trên trăm ngàn thì nhằm nhò gì chứ. Nhưng tính ra cũng không lỗ vì nếu lên được một con cá bông lau chừng 3kg là triệu bạc rồi, huề tiền mồi với xăng. Thêm con thứ hai là bù tiền bia. Ha ha. Cái thú đi câu nó tốn kém vậy đó.
Bia vào thì tất nhiên lời phải ra. Chuyển từ chuyện cá bây giờ không còn bự như xưa, qua chuyện mấy con cá vài chục ký đi hai chân trên bờ. Vốn là dân xe công nên ông khách rất rành các kiểu giải quyết nhu cầu sinh lý dọc đường. Ví dụ như bạn thử chạy dọc quốc lộ 5 từ Hà Nội về Hải Phòng coi. Ghé vô tiệm mátxa nào cạnh bên đường cũng là gái miền Tây hết. Cả một mạng lưới dịch vụ cung cấp cho hệ thống mua bán kinh doanh, không hề được các em sinh viên trường kinh tế ngiên cứu dù ngày nào cũng ra rả lý thuyết Mác về cái gì mà mạng lưới phân phối với qui luật cung cầu và giá trị thặng dư. Bóc lột chính là công an phường đi thu thuế thân của các chị em chứ đâu xa, lâu lâu cần báo cáo lên chức hay chuyển vùng thì bắt vài em thường ngày ngang ngược là xong.
Nhưng mà ông khách thì thích hàng sạch hơn một chút, kiểu như mấy em bán cơm hay phụ quán cơm dọc đường. Cũng là một kế kiếm thêm tiền nhưng không hẳn là bán thân mà có câu kéo chài lưới thả thính thành ra cũng thú vị hơn nhiều lắm. Cũng tại vậy mà dù xe chỉ chở hàng một tuyến một thôi ra thẳng biên giới phía Bắc, nhưng vẫn thích đi quốc lộ 1A cũ dọc biển hơn là đường mới trên Tây Nguyên dù đường đó ngắn hơn vài trăm cây số luôn.
Thì dưới sông cũng vậy. Ông Tài khoe hiểu biết của mình. Chỉ khác là xà lan dưới sông hầu như không neo đậu được. Ví dụ như con kênh Chợ Gạo từ Chợ Lớn về Cần Thơ là khúc đường bận nhất Việt Nam, ghe thuyền nối đuôi nhau chạy rầm rập, thì không thể nào dừng lại được. Hay ngay cả trên sông lớn cũng vậy, tài công lạ chỉ dám chạy giữa hai cái phao đỏ phao xanh đánh dấu luồng lạch, không dám vô bờ sợ mắc cạn. Nhưng mà chủ xà lan cũng bộn tiền, nhiều người trang trí ca bin của mình không thua gì phòng khách trên bờ. Càng chở hàng đất cát xi măng càng khẳm tiền. Thì các chị em hành nghề xà lan không có điểm cố định, mà chạy vỏ lãi cặp vô, giá cả xong xuôi thì móc chiếc vỏ lãi vô đằng sau xà lan, tráo múc rồi thì leo xuống chạy qua tìm mối khác, cả ngày lẫn đêm. Hay ở ngoài cảng biển thì rà lần lượt mấy chiếc đang neo đậu ngoài phao, bao gồm cả tàu buôn nước ngoài luôn.
Nghe một hồi hào hứng quá ông khách kêu ông Tài gọi mấy em vô thử luôn. Đâu ra mà nhiều dữ vậy chứ. Hên là dưới này có bè cá, cũng dạng như là những con tàu mà chủ bán một lứa là giàu sụ. Cho nên cũng có nhiều chị em hành nghề như vậy. Một hồi sau là một chiếc vỏ lãi từ ngoài luồng đâm vô, chầm chậm lại quan sát rồi cặp vô ghe. Em lái xuồng còn trẻ, mặc bộ bà ba bên dưới chiếc nón lá dáng vẻ dân dã, nhưng móng tay sơn đỏ. Bởi vậy nhiều khi dân chơi còn gọi là gà móng đỏ là vì vậy. Mà cũng phải phân biệt gái xà lan với mấy cô vợ sợ mất chồng nên lên xà lan ở luôn. Cuộc sống bây giờ lộn ngược lắm, gái thì ăn mặc sao cho giống con nhà lành, còn con nhà lành lại thích mặc hở hang trang điểm lòe loẹt giống gái. Nhưng mà suy cho cùng thì hễ có tiền thì muốn loại nào cũng được, chỉ là phải biết phân biệt để đừng hố mà thôi. Lúc ông khách lăng xăng chạy ra đỡ con gà móng đỏ lên ghe thì Tuấn đã nhanh tay rút ra 6 tờ 500k nhét vô túi quần ông Tài rồi. Dù sao cũng phải để cho ba vợ tự tin đãi khách chứ.
Cô gái lên ghe rồi là ông khách quên hết chuyện câu kéo, nhào vô bốc hốt. Tất nhiên là trước đó ông Tài đã trả đủ tiền, theo đúng thủ tục dưới sông. Tàu nhanh thì chỉ vài trăm, còn tàu suốt nguyên đêm như bữa nay cũng chỉ có một triệu thôi, chút nữa phục vụ tận tình thì bo thêm 500k nữa là ngon. Đó là giá coi như là cao nhứt rồi, vì em này thuộc loại hàng ngon, trẻ đẹp, mà với lại giờ này cũng muộn rồi em nó không còn ai gọi chạy tàu nhanh nữa. Nhưng mà nói thì nói vậy thôi. Nhiều khi ham tiền, có mối tàu suốt rồi nhưng khách gọi tàu nhanh thì các em vẫn xin phép rồi bươn bả chạy đi, lẹ lẹ rồi chạy về. Nếu bên kia gặp đám thanh niên trẻ khỏe và về bên này cũng toàn đàn ông sung sức thì có khi phải có người dìu qua mới nhấc nổi chân lên. Bởi vậy có chuyện không biết thực hư về cô gái lên tàu lớn xong xuống hổng nổi lọt sông chết luôn còn bỏ lại chiếc vỏ lãi mà bữa sau nguyên một chiếc tàu bị điều tra nghi quịt tiền giết người, tới giờ vẫn chưa biết ai đúng ai sai. Rồi mấy cô gái tay yếu chân mềm còn bám dây neo leo cả chục mét lên tàu, thì ăn trộm ăn cướp khó gì mà không lên xà lan xin chút cháo chứ. Nên chiếc nào cũng có cửa sắt là vậy. Từ hồi có thiết kế hai đầu, đằng trước tài công lái bằng thủy lực, đằng sau là nhà của chủ, thì bắt đầu có thêm nhiều phụ nữ xuống xà lan đi cùng với chồng hơn, giữ luôn chân buộc dây hay thỉnh thoảng lái thay để tiết kiệm công xá.
Nhưng mà em chân dài tối nay không bận rộn. Giờ Tết nhất rồi, xà lan chưa chạy trở lại. Và năm nay giá cá bè không trúng nhiều, nên mấy ông chủ trên bè cũng bớt chơi bời nhậu nhẹt hơn. Kiếm được mối khách lịch sự lại còn xộp như vầy nữa thì nó chỉ biết tập trung phục vụ thôi. Vậy là giọng kép của ông khách có thêm giọng đào của cô gái tân cổ giao duyên, hòa trộn nhịp nhàng. Tuấn thu cây cần của mình ở đằng mũi lại, rồi thấy ông Tài bước ra thăm câu thì ra hiệu chia tay rồi cầm cây cần nhỏ xuống thuyền phao, chèo nhè nhẹ men theo cồn quay về.
Cái chòi của con Dung từ hồi trở thành căn nhà công ten nơ thì không còn trống hoác nhìn tứ phía nữa. Bề ngang hơn 2m đủ đặt cái giường vô đó, lút hết chiều dài. Còn bề ngang 90 phân của cái giường thì nhô ra chút xíu, không ảnh hưởng gì tới kích thước gian phòng hết. Tạm vậy, mai mốt chật thì Tuấn sẽ làm cái móc để ban ngày dựng nó vô vách tường luôn. Nhiều người cứ muốn xây nhà phòng to giường to theo kiểu Trung Quốc, nhưng thử qua mấy cái lâu đài của nữ hoàng nước Áo Sissi hay vua nước Đức Fredrick đại đế mà coi, chỉ có thư viện và nơi tiếp khách là to vật vã tha hồ nhảy nhót, chứ cái phòng ngủ và long sàng nhỏ xíu kiểu như vầy thôi. Từ hồi có cái chòi mới con Dung không phải mắc mùng nữa mà cửa lưới hết, tha hồ đón gió từ bên ngoài vô. Nó cũng giữ thói quen từ hồi ngủ chòi là không đóng cửa, chỉ khép nhẹ cửa lưới thôi..
Tuấn bước vô giường. Con nhỏ giựt mình rồi mỉm cười hạnh phúc, nằm xích vô trong. Ngày nào cũng lam lũ làm việc nhưng hễ đi ngủ là nó luôn tắm rửa thiệt là sạch sẽ, để chờ đợi và luôn sẵn sàng đón ông chủ, ngay cả những bữa Tuấn đi đâu xa, vì lỡ đâu về bất chợt thì sao. Từ hồi có cái thùng nước sạch trên nóc thì càng dễ tắm. Ống nước chạy qua bên mé sàn nước, có cái vòi sen bên trên giựt dây là chảy xuống mát rượi. Trên đó cũng là cái rèm hạ xuống che quanh người luôn, chỉ việc cầm sẵn chai dầu tắm và máng khăn tắm lên cái móc trên cột thôi. Rồi từ hồi có cái này gội đầu cũng dễ hơn nữa, không cần phải ngồi mé mé. Nhưng thích nhứt là nước sạch, không phèn hay đục như nước dưới mé sông hay trong đìa. Đó là vì Tuấn làm một bể lọc nước nhỏ bên dưới. Đầu tiên là đá, rồi tới cát mịn. Kiểu như giếng nhưng hình vuông, đáy đổ bê tông và chỉ lấy nước từ một cạnh chính là kết cấu lọc tự nhiên như vậy. Giếng trong vắt, thả vài con cá lia thia để nếu nó chết là biết có gì đó độc hại trong nước. Đặt một đầu bơm để cứ nước cao là bơm thêm vô thùng trên cao, chạy điện nên êm ru rù rù. Chỉ có nước uống là mua trong thùng 2-30 lít thôi. Ghe tạp hóa giao tới, bưng sẵn lên bờ luôn. Đúng ra còn một cái bình lọc bằng gốm, nhưng để đó chủ yếu là để trang trí, chứ tới lúc có đoàn khách xuống thì không kịp, mà phải mắc công chế nước vô, rồi nấu sôi cho bảo đảm nữa. Chòi nhỏ nhưng phải dành diện tích tối đa cho khách nên đồ đạc gì thêm cũng phải tính. Chỉ có cái tủ lạnh đặt bên ngoài là chiếm chỗ nhiều nhứt thôi, còn bàn hay mấy cái ghế cao kê chỗ mát là đủ để ngồi cả chục khách. Đó là chưa kể mấy cái ghế tình nhân, tức là kết cấu bằng mây, gắn mấy bông hoa giả, thành hình tròn, hay như một miếng đệm phẳng ngồi được hai người, cắm lơ lửng giữa không trung để người ta chụp hình đằng sau có đồng ruộng hay sông nước v.v.
Trời gần sáng nên Tuấn chỉ đặt lưng xuống chợp mắt chút xíu là tỉnh dậy châm thuốc hút, đi vòng quanh coi cái này, chỉnh cái nọ. Không giống môt người thợ bảo trì, mà giống một người họa sĩ đang dựng cảnh cho phim trường hơn. Mai mốt Tuấn sẽ còn đóng một chiếc ghe nữa. Xuồng ba lá mua ngoài chợ hơn triệu là được rồi, nhưng ghe như của ông khách hôm qua thì chắc chắn vững chãi hơn, cũng thêm một món cho du khách chụp hình, nếu mai mốt đây bãi cát này thành bãi tắm. Trước hết phải hút nước lên rồi lọc cát trả lại xuống bãi, chỉ có bùn và nước là tràn vô trong cồn thôi. Làm từ từ mỗi ngày một chút tới hè là được chừng chục mét ngay chỗ bây giờ đang đặt mấy cái ghế chụp hình đó. Từ một bãi đất bỏ không dọc bờ nước mà giờ đây dần trở thành nguồn lợi kiếm tiền chính cho hội quán, chi trả cho mọi hoạt động cộng đồng kể cả từ tiền an ninh xã hội cho tới dọn rác, ai mà không thích và tự hào chứ. Người làm du lịch cộng đồng biết phát triển bền vững và không quá tham lam kiếm lợi riêng là như vậy đó.