49 Chương 49
Nằm thì không mất sức như ngồi, nhưng động tác chậm rãi. Thanh niên chắc ít thích kiểu này nhưng mấy người gì thì rất vừa sức. Chơi kiểu này cũng giống với doggy, nhưng cả hai đều nằm mà nghỉ ngơi nửa trên. Chỉ có cái giường là kêu cót két vì lực đẩy làm cho đung đưa, trong lúc con Đào không dám kêu vì ngại ông Tài ở bên ngoài nghe thấy.
Tuấn thì không sợ gì. Cũng tới lúc phải nhờ Cúc tìm cho ổng một cô bồ trong xóm rồi. Bên ngoài chắc chắn là ổng cũng có quan hệ với ai đó, thỉnh thoảng đi chơi nhạc rồi ngủ lại luôn bên đó. Nhưng có người chăm sóc ở nhà cũng tốt hơn nhiều. Nhưng mà Tuấn không quen với cái tiếng cọt kẹt của giường gỗ, cho nên xoay chuyển người.
Con Đào vẫn nằm một bên, bó gối như cũ. Tuấn xoay người chuyển thân trên nằm đè bụng lên mông con nhỏ. Đầu gối co lại chống xuống giường, tiếp tục đẩy vô rút ra. Tức là lúc này dương vật vẫn tiếp tục thụt ra thụt vào. Nhưng thay vì doggy thì mé trên cọ mé trên mé dưới cọ mé dưới, thì bây giờ mé trên cọ mé trái và mé dưới cọ mé phải. Dương vật đâu có phải là hình trụ tròn, mà thường banh ngang ra hai bên. Cho nên bây giờ xoay một cái là cũng giống như hôm bữa chuyển vị trí cạ ngón tay đó. Làm con nhỏ thót người vì sướng, tê tê giựt giựt.
Mà vẫn bị Tuấn kẹp cứng xuống giường. Chì có thể ráng banh háng ra thêm một chút bằng cách nằm ngứa ra, tay căng đầu gối xuống. Nhưng Tuấn lại chống tay xuống chặn cái lưng lại, không cho nằm mà vẫn phải xoay nghiêng. Trời ơi má ơi nó thốn mà đã gì đâu vậy. Càng không dám la thì cơn sướng càng mau lên cùng với tiếng ư ử qua hàm răng cắn chặt.
Thêm vài cái nữa là Tuấn phụt thẳng tinh trùng vô sâu trong tử cung. Sảng khoái vươn vai, cúi xuống hôn Đào một cái rồi ngồi dậy, mò tìm quần mặc vô.
Con Đào cũng mặc quần vô rồi chạy vô nhà tắm ở luôn trong phòng lấy cái bàn chải mới xịt kem đánh răng lên cho chồng, vừa ân cần chăm sóc vừa tự hào trong lòng. Rồi chăn ướt chân sáo chạy ra sau bếp pha cà phê.
Ông Tài đã dậy từ sớm. Đặt sẵn ấm nước. Pha tích trà ngồi uống một hồi thì ra ngoài để khỏi phải nghe tiếng cọt kẹt trong phòng con gái rượu. Quay trở vô thì Tuấn đang ngồi uống cà phê, châm điếu thuốc thơm buổi sáng. Thấy ông Tài thì Tuấn bàn luôn chuyện đón một đoàn khách sắp tới trải nghiệm cuộc sống nghề nông. Bữa nay thì Tuấn sẽ tiếp họ nhưng sau này thì ông Tài hoặc Đào sẽ thay. Chuyện không có gì khó nhưng quan trọng là làm sao bán được thật nhiều nông sản kèm theo. Bởi vì không cần họ xách về nặng nhọc, mà chỉ cần trả tiền là hàng đã được ship thẳng về nhà trên Sài Gòn luôn rồi. Như vậy, từ một người nông dân Nam bộ hào sảng thấy khách thích gì cũng mang ra cho, sẽ phải trở thành một người biết cho khách ăn thử để tiếp thị bán hàng. Nghe thì dễ nhưng không thể ngày một ngày hai là được. Rồi từ từ Tuấn sẽ mở rộng thêm nhiều điểm cho du khách tới chơi trong xóm. Du lịch cộng đồng không thể nào ích kỷ chỉ kiếm lợi cho riêng mình mà phải biết chia một phần lợi nhuận cho bà con chòm xóm, hay tốt nhất là làm sao để ai trong xóm cũng có thể tham gia kiếm lợi, cùng nhau khai thác dịch vụ.
Bản thân Tuấn thì từ sau bữa tặng hai con heo mọi thì ai cũng mến và quí rồi. Bây giờ còn thêm một vài mặt hàng nữa. Ví dụ như ai có được cá bống tươi thì kho luôn một tộ, tận dụng lá khô cành bỏ nấu liu riu cả ngày cho tới khi xương mềm rụt. Rồi là chuyển cho bé Dung bỏ vô thùng đông lạnh. Lớp bán cho khách tới ăn thử. Lớp chuyển lên chợ Tân Định cho Ngọc. Đều đều cũng có đồng ra đồng vô. Hay như tép, tức là mấy con tôm nhỏ, xả đăng ra bắt được, thì cho vô hũ làm mắm tép. Thêm mấy trái bần nữa. Tất cả đều dán nhãn mác cùng hạn sử dụng đàng hoàng. Đều là thương hiệu Cồn Khoai, nhưng có thêm ký hiệu để khi cần sẽ truy ra ngay là do nhà nào làm để truy trách nhiệm. Cho nên tất cả mọi người đều tự giác bảo đảm chất lượng, theo đúng qui trình vệ sinh thực phẩm, và rất hào hứng tham gia. Rồi thêm lớp học vẽ học đàn miễn phí nữa.
Như bữa nay đám con nít đang lần lượt tụ tập về nhà ông Tài. Tự giác lấy đàn tranh đàn nhị đàn cò treo trên vách xuống ngồi tập. Ngoài kia khách du lịch tới lao xao chụp hình. Có người cho con mình tham gia vô lớp học luôn.
Rồi người thì cây cuốc, kẻ thì cây xẻng, kéo nhau ra vườn, đã khoanh sẵn một miếng vuông để họ trải nghiệm. Đầu tiên là cuốc đất lên cho tơi, rồi cào cỏ qua một góc để chút nữa băm cho vịt ăn hay quăng xuống mương làm phân bón. Rồi lên luống để mai mốt tát nước vô ngập quanh chứ không mất công đứng tưới. Rồi đục lỗ trỉa hạt. Miếng đất hôm nay trồng đậu phộng. Xong việc cả đoàn chụp hình kỷ niệm rồi đăng ký vô camera trực tuyến để lâu lâu nhớ thì chạy vô coi mấy cây đậu phộng của mình lớn nhỏ ra sao. Tới mùa mỗi người sẽ được tặng nửa đậu nguyên vỏ, chịu tiền ship về nếu nhận, và có thể đặt mua thêm. Làm vậy để cho bạn bè của họ cũng biết tới và tạo ra chiến dịch quảng cáo miễn phí. Đó là chưa kể kênh youtube mai mối có nhiều người đăng ký và thường xuyên vô coi sẽ thu được chút đỉnh tiền nữa, chỉ cần mỗi ngày ra livestream vài phút cho khán giả cũng được thăm vườn như mình, và hiểu hơn cuộc sống nơi miền quê, trồng cây xuống rồi còn phải lo chăm bón nữa. Chỉ một miếng vườn nhỏ trồng chơi dư ăn chút đỉnh không đủ bán kiếm bộn tiền nhưng chuyển qua làm du lịch kiểu này thì lợi tức tăng lên rất nhiều, tận dụng hết mọi nguồn vốn không phải tiền bạc sẵn có như quan hệ xã hội và văn hóa bản địa. Đây là điều mà Hội An đã làm rất tốt và bây giờ Đồng Tháp cũng hướng tới.
Nhưng đó là nội dung dành cho Cúc đi báo cáo, tất nhiên là mai mốt trước khi hết Tết Tuấn sẽ soạn lại cho người tình. Còn bây giờ là chạy qua nhà ông Năm lấy mấy dây cát đằng, hôm bữa trước đặt mua nhưng ổng không lấy tiền, nên bữa nay mang nửa thùng bia LaRue qua đổi. Ông già cười ha hả lòng vui quá cỡ thợ mộc, bỏ luôn lên bàn thờ thắp nhang. Bia con cọp nổi tiếng ở dưới xứ này từ thời Pháp rồi. Cát đằng dễ trồng, xin hạt về gieo là xong nhưng mà chiết cành thì lấy được cây cao sẵn rồi. Cái chòi bên cồn bây giờ không chỉ là chỗ ngủ cho con Dung hàng đêm, mà cả ngày sẽ là một công trình kiến trúc để người ta nhìn ngắm và chụp hình, rồi ngồi uống nước nghỉ chân nữa.
Cái thùng công-ten-nơ nhỏ được che mái nghiêng đúng hướng nắng chiều, mà chính xác chỉ là hai cây cừ gác lên theo hình chữ A, đóng thanh ngang như một cái thang khổng lồ dựng ngược. Ở trên là các tấm pin mặt trời, che thùng nước và mấy tủ đồ khô đằng sau, đặt bên dưới một tấm mái ngang thoai thoải, cũng là pin mặt trời lun. Dưới lợp lá dừa xuống tới gần mặt đất, để mai mốt có thêm mấy thứ cây như cà chua dưa leo mọ̣c lên tựa vô thêm nữa. Phía bên kia công-ten-nơ dù nắng sáng nhưng nếu có thêm một lớp cách nhiệt nữa thì tốt, cho nên khoan lỗ bắt vít mấy nhánh cây nhỏ ngang qua cho dây leo. Cát đằng ra hoa tím nhạt là một trong số những chọn lựa tối ưu nhất. Trang trí bên ngoài nhà cửa bằng cây cối đòi hỏi không chỉ biết về loại cây nào cần nhiều ít nắng, sợ hạn hay thích khô, thân mềm hay gỗ cứng v.v. mà cả mắt nhìn của một họa sĩ nữa, để phối hợp từ bố cục cho tới đường nét và màu sắc.
Chọn được mấy nhánh cây vừa ý bên nhà ông Năm, mấy bữa trước Tết là Tuấn đã đặt ổng lột vỏ bao đất bằng chai nước lọc vòng quanh, ngày nào cũng phải thăm nom chăm tưới, giờ mới ra rễ và cưa ngang bên dưới lậy nguyên khúc dài sẵn 2-3 mét rồi, còn có thêm nhánh chẻ ra nữa, sẵn vài dây hoa rũ xuống. Chở qua bên cồn đào lỗ chôn xuống, buộc vô vách tường là ngon luôn. Xế trưa rồi cho nên chút xíu mái bên trên là đủ để che nắng cho đám cây mới trồng này, đã tước bớt lá, chỉ cần tưới đẫm nước là được.
Gió nhè nhẹ từ dưới mé sông lên mát rượi. Mai mốt bên đại lý sẽ chở thêm cho một cái tủ lạnh cửa kiếng nữa, đựng đủ mọi loại nước giải khát và bên dưới tận dụng chứa đồ ăn trong khay kín luôn. Mọi việc cứ từ từ tiến triển như một bức tranh vẽ lên từ từ, càng ngày càng thêm nhiều màu sắc. Bến sông này giờ rất nhiều góc chụp hình và check-in. Thực ra thì bên trong vườn của Tuấn chỗ nào cũng là điể check-in xuất sắc, nhưng anh không muốn đông người lạ ra vô. Tuấn ngả lưng trên chiếc võng lưới căng giữa cây kèo mái và trục thép công ten nơ, đánh một giấc ngon lành.
Có thể quí vị độc giả thắc mắc tại sao Tuấn lại thích thú với cái chòi nhỏ xíu này quá vậy. Xin thưa người ta hay nói xây được một căn nhà trên đảo bằng ba căn trên đất liền. Đơn giản là công xá chuyên chở vật liệu. Cái cồn thì cũng ngăn cách với xe cộ trên đất liền như đảo vậy, lại còn không có cầu cảng để chuyển hàng lên xuống nữa. Cho nên công ten nơ là chất liệu rẻ tiền và thuận tiện nhất. Mua một cái thùng công hết hạn sử dụng, mang vô bất kỳ xưởng cơ khí nào là dễ dàng cưa, cắt, làm cửa, gắn bản lề hạ vách xuống thành cái bàn luôn. Xong rồi là chỉ cần chuẩn bị sẵn cái nền cứng, thuê xà lan chở rồi cẩu lên là xong. Cái thùng này nhỏ nên chỉ cần một cái xáng chẹt chở máy xúc cần dài, tận dụng làm cẩu luôn, quâng lên bờ rồi lấy cánh tay máy đẩy vô. Rồi là ghép kèo vô. Đầu kèo cũng là trục máng ròng rọc kéo mấy tấm pin và thùng nước cùng tủ đồ khô lên ráp luôn. Tất cả chỉ một buổi sáng sớm cho mát là xong. Giá thành rẻ bèo mà lại rất lạ và hiện đại.
Chiều mát thức dậy thì Tuấn chạy ra ngoài khách sạn của Hường để lắp cái máy xông hơi có phun khí O2 làm chậm quá trình lão hóa. Sàn và tường thì từ trước Tết đã mướn thợ đụng trong xóm về ốp rồi. Thường thì thợ dưới này kỹ thuật kém lắm nhưng đúng đợt con cái về quê ăn Tết thì lựa được đôi vợ chồng lành nghề, người trộn hồ người dính đá, chỉ hai ngày là xong. Người ta cũng có thêm tiền ăn Tết cho vui còn mình có thêm một phòng tắm sang trọng, có cái toilet không phải chống xuống đất mà tựa vô tường, nếu chỉ chụp hình thì chắc không ai dám nghĩ đang ở Việt Nam. Đường nước cũng làm sẵn chỉ chờ Tuấn về lắp cái máy hơi nước vô thôi.
Hồi nãy lúc còn bên nhà ông Năm Tuấn cũng xin luôn một mớ lá tràm hương tức là khuynh diệp hay ngoài bắc còn gọi là bạc hà. Mở máy lên cho hơi nước phun ra thì đặt mớ lá ngay đầu, làm cả phòng thơm lừng luôn. Vừa cởi đồ ra quấn khăn ngồi xông hơi thì có người gõ cửa ló đầu vô. Là Nam.