Trở về truyện

Mùa Anh Đào Năm Ấy - Chương 56

Mùa Anh Đào Năm Ấy

56 Chương 56

Từ hồi có cô giáo Trúc tham gia công ty, thì Tuấn cũng hay sang bên cồn hơn. Phần vì say mê với việc sửa chiếc ghe nát. Không có Trúc thì Tuấn chắc chắn vẫn qua làm lúc sáng sớm và chiều mát. Nhưng có Trúc thì thường ở lại ăn những món độc lạ mà cô giáo thử nấu. Ví dụ như thời sinh viên từng ra Hà Nội chơi với đám bạn, ăn bánh tôm Hồ Tây cũng đâu có gì khó làm, giờ cũng lấy khoai lang và tép xúc dưới mương lên pha chế cho tới khi thành công thức chuẩn để Tuấn uống bia thôi. Vậy là có luôn món mới: Bánh tôm Cồn Khoai, xài khoai lang tím. Chiên bằng chảo mỡ nên nhiệt độ cao hơn, và còn có dính thêm miếng tóp mỡ nữa, nên vị rất lạ. Tất nhiên là món này trở thành đặc sản, được đóng gói bao bì cùng hạn sử dụng, đông lạnh gửi lên Sài Gòn cho Ngọc, tiêu thụ được quá trời.

Chiếc ghe này sửa chặm là vì Tuấn vừa làm vừa nghiên cứu. Chính xác thì ở Việt Nam trước giờ không có công thức bản vẽ nào hết. Hai chiếc ghe giống hệt nhau, đóng cùng một xưởng, nhưng kích thước nhiều khi cũng dài ngắn ngang rộng khác nhau chút đỉnh. Tại vì chủ yếu là phụ thuộc vào cây gỗ dùng để đóng thân, cưa đà và vô be, tùy hứng và kinh nghiệm của người thợ cả. Chỉ có công thức đóng là có thể chia thành mấy loại. Đơn giản nhất là tam bản, tức là đóng một cái xương sao cho ba mảnh ghép lại với nhau thành con thuyền trước nhọn sau ngang. Tam bản là ba miếng, mà cũng công thức này đóng xuồng nhỏ thì đúng là chỉ cần ba tấm gỗ dài ghép lại là được, gọi là xuồng ba lá. Ghe bầu thì xẻ ván trước, thon nhọn lại hai đầu, gọi là be, rồi ghép với nhau cong vút lên. Sau đó mới làm đà ngang để cố định các miếng be, và thêm đà cong dựng lên hai bên cao dần lên. Ghe biển còn hai gọi là kiểu dáng Thái Lan với một cây lô chạy từ trên xuống làm mũi nhọn, rồi tùy mà sẽ có thêm một cây nữa chạy tuốt ra sau. Be thân uốn lượn cả trong ra ngoài lẫn trên xuống dưới để chịu sóng. Sau này người ta đóng ghe bằng sắt tấm cũng sử dụng kết cấu như vậy, dài thoòng lòng dưới 80m thì gọi là xà lan.

Nhưng mà cùng một trại ghe sau chia thành nhiều học trò khác nhau sẽ chế biến thêm bớt đi ít nhiều. Cho nên không chỉ cùng một loại ghe mỗi vùng lại có một tỷ lệ khác nhau, mà còn có rất nhiều loại ghe lai, tức là hình dáng nửa giống chiếc này, nửa lại giống chiếc kia. Chiếc ghe nát mà Tuấn mua về đúng là như vậy. Mũi thì giống ghe bầu, nhưng lại ráp bằng một miếng ván bửng. Đuôi có thêm cái mái ọp ẹp che mưa cho động cơ. Thực ra thì cần nhất là kết cấu phải chắc chắn không lung lay thì ghe mới không bị bung nước. Cho nên người ta gia cố lại bằng cách đóng đinh tùm lum tà la, thêm nhiều cây đà xen vô. Gỗ tạp, nên giờ có bán cũng không ai mua, chứ nếu bằng gỗ sao thì cũng được vài triệu bạc.

Tuấn lật úp con thuyền xuống, kỹ càng tháo hết dầu chai trét giữa những khe hở ra, kiểm tra từng thanh gỗ một. Những cây đinh lâu ngày đã lung lay thì gỡ luôn ra, để khoan đúng cái lỗ đó để bắt bù-lon. Còn cực hơn đóng mới từ đầu. Nhưng tỉ mỉ và rất thư giãn, không chú ý gì tới đám khách du lịch chụp hình lia lịa. Có bữa thì Trúc làm công việc xảm, tức là nhét sợi dừa vô khe hở giữa hai miếng be, rồi trét chai lại, cũng quá trời người nhào vô xin làm thử và chụp hình. Xong phần đáy rồi thì lật lại, lấy hai tấm ván bên hông mà hồi trước người ta đóng thêm lên cho cao chất được thêm hàng, đóng dọc theo dãy đà ngang để cố định luôn. Siết bằng bù lon từ ngoài vô trong thân, bao chắc. Nhiều người gia cố đáy thuyền bằng cách bọc nhôm bọc tôn, nhưng thiệt ra điều quan trọng là kết cấu của con thuyền phải chắc chắn, không được lung lay vặn vẹo, dãn nở đều nhau khi xuống nước lên bờ hay nhiệt độ thay đổi. Chứ còn cứng rồi thì mai mốt trám thêm bột đá, tức một dạng xi măng, rồi dán lưới sợi thủy tinh bên ngoài nữa là khỏi vô nước luôn.

Nghe Tuấn giải thích vậy Trúc mới hiểu. Chứ trước giờ nghĩ đóng tàu là việc gì đó huyền bí lắm, lỡ mà lủng một lỗ thì không biết làm sao. Nhưng thiệt ra tàu nào cũng có một cái lỗ lủng đâu đó bên dưới đáy hết. Người ta cố tình đục để đặt cái máy bơm nước vô đó. Động cơ thủy cũng giống như động cơ xe trên bộ, nhưng không làm mát bằng quạt gió và két nước, mà bơm nước từ cái lỗ đó lên làm nguội máy, chảy tong tong ra đâu đó bên ngoài thành tàu. Chiếc ghe này chỉ có duy nhứt một thứ không cần sửa, là trục láp và hộp số, chỉ cần thay bạc đạn mới cho khít cái lỗ cũ có sẵn là ổn. Thường nước bị vô ở đó mà không phải chủ ghe nào cũng biết. Dàn saxi gá máy cũng ngon lành, chờ mai mốt kiếm được cái máy nghĩa địa rẻ là ráp vô thôi. Tuấn sửa chiếc ghe này để đi câu, chứ nếu bà con cần chở đồ đã có mấy cái chẹt, tức kiểu như mửng mảng hay xáng, chèo hay lấy thuyền phao ra kéo cũng ổn.

Tính tải trọng cũng dễ thôi., tức là con thuyền chứa bao nhiêu tấn hàng thì khẳm. Không cần thử mà cứ tính thể tích bên trong là ra đúng con số trọng lượng hàng mà thuyền có thể chở. Nhưng đó là thuyền mới. Còn thuyền cũ hay thuyền chở nặng lâu ngày sẽ bị giảm tải trọng đi rất nhiều. Giống như một chiếc máy bay mỗi khi sơn lại sẽ giảm tải 500kg, tức là chính khối lượng sơn nó mang thêm trên người. Ghe chở nặng lâu ngày bị nát giống như một cái ghế gỗ bị người mập quá khổ ngồi thường xuyên thì ọp ẹp bể nát lúc nào không biết hay chỉ cần một cơn sóng to của tàu thuyền đi bên cạnh tạt qua là chìm luôn. Cho nên năm nào cũng phải đi đăng kiểm giống như xe hơi là vì vậy. Chiếc ghe này trọng tải thiết kết là 6 tấn, nhưng thường xuyên phải chở nặng cả chục tấn củ quả nên giờ mới thành ra như vậy. Giờ chở người thì nhẹ̣ nhàng thôi. Cả chục cần thủ thì tính ra chưa đầy một tấn hàng.

Hai tấm ván dày xẻ dọc ra thành mấy miếng. Hai cây dài nhứt chạy song song dưới đáy làm đà, khoan lỗ xuyên qua mấy cây đà cũ ra ngoài be luôn, vặn bù-lon chặt vô là con thuyền cứng trở lại liền. Rồi gác thêm mấy thanh gỗ tạp lấy từ mấy cái pallet cũ để trải gỗ ép như người ta lót nền nhà vườn là đẹp trai vô cùng luôn. Bí quyết là không chỉ đẹp mà còn phải biết tính toán độ giãn nở, chứ không nước vô rồi nắng lên là nguyên cái nền nhà tự cong rồi bung lên luôn. Nếu chỉ xài toàn sao rừng thì cùng môt chiếc ghe đục rộng cá basa, nhưng tiền gỗ đội lên từ mấy trăm triệu tới cả chục tỷ là thường.

Thêm một chi tiết để gia cố thêm kết cấu cho ghe là mái che, mà thiệt ra chính là thêm mấy thanh đà ngang để giữ cho hai mép thuyền không bị bung ra hay ép vào khi chạy tốc độ cao và chịu sóng to gió lớn. Cái đó thì có sẵn tấm mái cũ. Nhưng nâng cột cao lên thêm một chút để đứng thẳng người bên trong, làm chỗ cất đồ như phần đằng sau làm bếp của mấy chiếc tàu cá. Máy đặt nghiêng nhô một phần lên như tàu kéo bự đóng cái thùng che lại vừa là cho đẹp vừa để hết ồn luôn, giống hầm máy du thuyền. Vẽ, rồi lại tính, và ra hỏi kinh nghiệm không phải của mấy người đóng ghe, mà là những người thường xuyên sử dụng tàu kéo và xà lan trên sông, để sử dụng tối đa mọi không gian trên tàu.


Tuấn muốn đặt buồng lái trên cao, giữa thân tàu như trên du thuyền Sunseeker, nhưng mấy người tài công nói là không qua được mấy cây cầu nhỏ nhiều khi chỉ cao chừng mét rưỡi tính từ mặt nước. Cho nên thôi lái từ đằng sau, nhưng áp đứng vô trụ mái, vận cái ghế xoay cao như ở ngoài quán bar vô luôn, giống một số mẫu thyền câu cá bên Mỹ. Trên làm một cái mái xếp phủ bạt là ngon luôn. Đầng trước lắp lan can cao để đứng câu, mưa thì kéo bạt qua che rồi mắc võng chéo bên dưới ngủ hay đánh bài và nhậu là ngon rồi.

Lúc đầu Tuấn cũng tính là đặt bánh lái cơ ở đằng trước, dùng hệ thống dây cáp chạy dọc hai bên thành nghe để xoay bánh trục đằng sau, vừa rẻ vừa ngồi xa máy nổ. Nhưng sau thấy không sướng bằng ngồi kiểu này. Ngoài ra thường thì lái cơ phải quay vài chục vòng mới quật hết sang một bên, còn thủy lực chỉ chừng ba vòng rưỡi là đủ. Chỗ trên cao đó ngủ cũng rất đã, gỗ đánh bóng láng sơm vẹc-ni đóng thanh chắn hai bên, neo lại đâu đó nâng bạt lên gió hiu hiu làm một giấc nó mới sướng gì đâu.

Nhưng mà đó chỉ là bản vẽ. Còn bây giờ thì cũng gió hiu hiu, nhưng Tuấn đang nằm trên đùi cô giáo Trúc trên cái sạp tre mái lá chỗ hôm bữa chụp hình dưới gốc dừa nước đó. Trúc rất thích ra đây ăn trưa với Tuấn. Lâu lâu hứng lên hai người ôm nhau nhảy xuống sông tắm luôn. Bữa nay thì Tuấn tắm một mình, vì Trúc bị trúng ngày đèn đỏ. Lên bờ ướt đẫm, lắc lắc đầu mấy cái cho bớt nước rồi nằm luôn lên đùi Trúc. Ngủ một giấc tới chiều thì ra sửa ghe tiếp.

“Ông quên em rồi hả?” Anh Đào nũng nịu hỏi khi thấy Tuấn từ ngoài cửa bước vô.

Không trả lời trả vốn chi hết. Tuấn ôm chặt lấy mông con nhỏ ép vô người mình. Mắt đắm đuối nhìn vào đôi mắt đẹp của cô bé, giống hệt đôi mắt chiếc ghe mình đang sửa. Cứ như vậy một hồi cái là con nhỏ rướn người lên hôn. Thật lâu. Thật sâu. Thật chậm.

Cái rồi Tuấn kéo ngược cái áo thun con bé đang mặc. Qua đầu. Để lộ áo lót đẹp của Triump mà từ hồi có tiền tới giờ Đào chỉ mặc hãng này mà thôi, mỗi cái cả triệu bạc, cho đám bạn thèm muốn. Đằng sau chiếc áo là bộ ngực phập phồng nhấp nhô chờ đợi. Nhưng Tuấn chưa đụng vô mà hôn trên hai vai, chỗ có hình tam giác lõm xuống. Liếm dọc lên cổ. Quanh vành tai. Đằng sau vành tai.

Con Đào sướng quá vòng tay ôm chặt cổ người tình. Đẩy dần Tuấn vô trong phòng mình. Khép cửa lại. Rồi đẩy tiếp ra giường. Đẩy Tuấn nằm ngửa ra. Ngồi lên bụng. Mở cái khóa ngay đằng trước ra. Thiệt là hấp dẫn ngoạn mục. Cái rồi kéo hai tay Tuấn lên sờ và bóp vô vú mình. Bên dưới thì nước đã ra ướt đẫm từ hồi nãy rồi.

“Đào ơi.” Có tiếng Ánh Lan gọi bên ngoài tuốt cửa chính.


“Ở trong này nè chị.” Đào gọi với ra. Kéo luôn quần mình và Tuấn xuống.

Chương kế tiếp

TruyenC

Copyright © 2024 TruyenC.