6 Chương 6
Căn nhà này thiết kế rất lạ. Bên dưới có đủ hết, bộ bàn ghế đá, bếp, nhà vệ sinh. Nhưng tất cả đều lạnh lùng giống như để cho người ngoài xài mà thôi, như mấy chỗ công cộng ở chùa lúc vắng khách vậy. Còn ở trên lầu mà lúc nãy nó nhìn thoáng qua thì đúng là có hơi người sinh sống.
Rồi cái chuyện kia nữa. Nó cũng bán đồ cho nhiều nhà khác hai bên con sông này. Nhưng mà người ta dân quê, đều tự đi bắt được. Chỉ khi nào có đám tiệc gì thì mới đặt nó trước. Hay có mấy ông già thích dê, lâu lâu kêu nó mang đồ tới rồi tranh thủ sờ mó chút đỉnh đỡ thèm. Mấy cái vụ đó hồi nhỏ bán vé số nó cũng biết hết rồi. Còn ông Tuấn này thì khác lắm. Mua đồ đúng là mua đồ. Hỏng có trả giá gì hết trơn á. Ít ít thì đưa hai chục ngàn. Nhiều nhiều thì năm chục. Lần này cũng hỏi nó đủ chưa, chứ không kỳ kèo trả giá như mấy bà kia, cũng không lợi dụng đưa có năm mười ngàn rồi bóp mông vuốt lưng hay len lén sờ vú như mấy ông nọ. Cho nên cứ ba bữa một tuần là nó qua.
“Có bịch chè Thái ba màu nè, lấy đá trong tủ trộn vô đi,” ông Tuấn đã mặc bộ đồ lụa mềm vô, cầm bịch chè trên nhà xuống.
Mắt con Dung sáng rỡ. Lần trước nói thèm đồ ngoài quán chè bên hông chợ mà ổng nhớ mua cho. Nội bịch chè này cũng bảy ngàn rồi, quá cha tiền con chuột với mớ ốc. “Vậy bữa nay chú khỏi trả tiền con đi, coi như con mời chú.” Nó cũng hỏng biết tại sao lại nói vậy, kiểu như không muốn ở kèo dưới nữa mà bữa nay muốn chơi ngang hàng một bữa coi sao.
“Ô-kê,” Tuấn cười sảng khoái. “Nhưng mà vậy thì phải ở lại nhậu một bữa cho công bằng.”
“Dạ,” nó chịu liền.
“Vậy mang hết lên nhà trên.”
Chu choa ơi nhà gì mà sang dã man. Cũng giống như Hường, con Dung mắt tròn mắt dẹt nhìn nội thất bên trên. Cái nhà này nó cũng lạ lùng như chủ nhân của nó vậy. Sang trọng. Nhưng mà lại rất bình thường. Mấy đại gia mới nổi kiểu trưởng giả học làm sang trong nhà kiểu gì cũng phải đồ gỗ kềnh càng. Còn ở đây toàn ván ép đơn giản, nhưng là cái thứ chất liệu không có ở Việt Nam, tức là chắc chắn phải là đồ ngoại nhập. Gạch men bình thường, không có gì là bóng bẩy màu mè hoa lá hẹ, nhưng lắp ghép tinh tế đường nào ra đường nấy, còn hơn người ta lát đá hoa hương mà méo xẹo miếng cao miếng thấp tùm lum. Mà cái bếp ở trên này mới thiệt là … hết biết tả kiểu gì luôn.
“Tôm trứng Hồng Hải, sò New Zealand, heo Yorkshire, bò Hàn Quốc, nhiêu đây chắc đủ đồ mặn,” Tuắn nói. “Trong kia có bánh hỏi khô và bánh tráng nữa, lặt thêm mớ rau nữa là đủ để cuốn rồi.”
“Dạ để con làm nước mắm,” con Dung nhanh miệng. Một phần là phận sự của nó, nhưng phần chính là tại nó thích cái bếp này. Bản năng đàn bà thường muốn chiếm hữu cái mình yêu.
Để mặc hai người đàn bà bận rộn với hai lãnh địa mà nước sông không phạm vào nước giếng, Tuấn lên tầng trên hái rau. Phải. Vườn rau nằm trên tầng thượng, đón toàn bộ nắng để sản sinh ra tối đa dưỡng chất cho người biết trồng và chăm sóc chúng. Xà lách trong ống thủy canh, rau thơm trong khay thứ nào ra thứ đấy, mà nhiều thứ kể cả dân sành điệu ở Việt Nam cũng chưa từng được nếm thử, như rau tên lửa - rocket leaves hay xà lách giòn iceberg salad. Nói cho cùng thì các loại rau thơm ở Việt Nam, đa số, như thì là nấu canh cá, cũng đều du nhập từ nước ngoài vào mà thôi. Rau tươi và ngon tới nỗi hầu như không cần phải rửa cũng ăn được luôn. Vậy mới xứng với những thứ đồ sang trọng chứ.
Tuấn đứng dõi mắt bao quát hết miếng đất. To không phải là to, mà nhỏ thì cũng không phải là nhỏ. Của ông già để lại cho nên không được bán. Trước thì mỗi lần về anh đều đem mộ̣t thứ giống cây gì đó về trồng, cho nên giờ có đủ loại hết. Mà cũng tại vậy nên sắp tới đây mới xảy ra cái chuyện mùa hoa anh đào như tựa đề cuốn tiểu thuyết này. Và cũng tại dịch Covid cúm Tàu mà Tuấn kẹt lại bên Việt Nam, nên mới cất căn nhà này mà ở. Chỉ thuê nhóm thợ giỏi trên Sài Gòn về đúc bê tông rồi lắp đặt mấy thứ đồ nặng nhọc, còn thì tự mình hoàn thiệt hết.
Vodka Nga nhưng sản xuất bên Mỹ rồi xuất về Việt Nam là Smirnoff Ice làm cho hai người đàn bà má đỏ hây hây bên lò than hồng dưới ánh trăng đêm rằm. Người ta hay nói là tâm lý đàn bà, hay con người nói chung, cũng bị mặt trăng làm cho ảnh hưởng giống như thủy triều vậy. Hường thì từ trưa tới giờ vẫn chưa nổ được phát súng nào. Còn Dung thì đang hận thằng chồng bỏ nhà theo con mụ nhà giàu ngoài thị xã thừa tiền bao kép hát.
Nhưng mà cuộc chơi cũng phải tới lúc nghỉ giữa hiệp. Con gái Hường tới rước, và Dung ra xuồng trở ngược qua bên kia sông.
Tuấn đưa cả hai ra hướng cồng chính, mà kế đó cũng là cái cổng nhỏ xuống bến sông. Chờ tiếng xe máy khuất ngoài đường lớn rồi quay trở vô nhà thì nghe dưới sông một tiếng “chủm”.
“Chết mẹ rồi,” ông giựt mình lẩm bẩm. “Không biết con nhỏ có sao không.”
Nó không sao. Chỉ là bước hụt chưn nên không lên xuồng mà đạp xuống dưới sình.
“Thôi để chú đưa về cho an toàn, nước đang lớn.” Tuấn quay vô kéo cái xuồng phao gắn máy ra, cột chiếc kia vô kéo theo.
Con xuồng chắc chắn, nhưng nhỏ xíu. Con nhỏ ngồi đối diện, gần kề, tóc bay lòa xòa dưới ánh trăng khêu gợi, khiến con cu ông già giựt giựt vì nghĩ tới một cảnh đêm trăng hôm bữa được nhìn qua kính viễn vọng.
“Ủa thằng Dũng đi đâu mà nhà cửa tối thui vậy?” Tuấn thắc mắc lúc cặp bến, cuốn dây xuồng quanh cây cột
“Nó bỏ con rồi,” cô gái nói giọng lạnh tanh, nhưng trên mặt thoáng lộ vẻ đáng thương vô cùng, một tay bất thần xoa quanh bụng.
“Trời, thôi để qua lo cho hai mẹ con.” Tuấn đang lom khom vừa lo đỡ bà bầu bước lên bờ, vừa không để con cu ngổng không lộ ra trong cái quần không mặc xịp, xốc hai tay ôm lấy như muốn nhấc bổng cô gái lên, tấn vô gốc dừa.