Trở về truyện

Liêu trai chí dị - Chương 26 - Trương Hồng Tiệm

Liêu trai chí dị

26 Chương 26 - Trương Hồng Tiệm

Trương Hồng Tiệm người phủ Vĩnh Bình, mười tám tuổi đã là danh sư trong quận. Bấy giờ quan lệnh hạt Lư Long là ông Triệu nọ tham tàn bạo ngược, nhân dân đều khổ vì ông. Có chàng họ Phạm bị đánh chết, các bạn học phẫn nộ trước nỗi oan của bạn, định kêu lên quan Bộ viện, nhờ Trương viết lá đơn, hẹn chàng cùng tham dự. Trương bằng lòng. Vợ chàng là Phương thị đẹp mà giỏi, nghe được mưu ấy, can rằng:

- Ðại phàm Tú tài hành sự, có thể cùng chung thắng lợi mà không thể cùng chung thất baị. Thắng thì ai nấy tham công của trời, một khi thất bại thì tan tác như ngói vỡ không sao họp lại được. Nay thế giới này là thế giới của thế lực, ngay hay queo khó xác định được bằng lý. Chàng lại đơn độc, hoặc giả công việc xấu đi, thì ai là ngược bằng l. Chàng lại đơợc

Trương phục lời vợ, có ý hối, bèn lựa lời từ tạ các thư sinh, chỉ viết lá đơn rồi ra về. Qua thẩm vấn lần đầu, chưa biết là được hay không. Triệu đem số vàng lớn nộp cho các quan to, đám học trò bị bắt hết vì tội kết bè đảng. Lại truy bắt người viết đơn kiện, Trươ hối, bà š

Ðến địa giới phủ Phượng Tường, tiền đi đường cạn hết. Trời xẩm tối còn trù trừ giữa chốn đồng không, chẳng biết ngủ đổ nơi nào. Bỗng thấy một xóm nhỏ bèn rảo bước đi tới. Một bà già đang đi ra đóng cổng, thấy Trương, hỏi chàng cần gì. Trương kể tình thực. Bà già bảo:

- Ăn uống ngủ nghê đều là việc vặt cả. Có điều là không có đàn ông, không tiện giữ khách lại.

Trương hỏi:

- Tôi cũng không dám mong gì nhiều, chỉ xin ngủ nhờ trong cổng để tránh hùm sói là đủ.

Bà già bèn cho vào, đóng cổng lại, trao cho lá chiếu cói rồi dặn:

- Tôi thương khách không có chốn về, trộm cho ở lại qua đêm, tờ mờ sáng mai nên đi cho sớm, kẻo nương tử nhà chúng tôi hay biết ắt sẽ quở mắng.

Bà già đi khỏi, Trương tựa vào tường nhắm mắt nghỉ. Bỗng có ánh đèn lồng lấp loáng, Trương thấy bà già dẫn đường cho một nữ lang đi ra, vội vàng lánh vào chỗ tối, ghé mắt nhòm trộm, thì ra một cô gái đẹp chừng đôi mươi. Ra đến cổng, thấy cái chiếu cói, cô hỏi vặn bà già, bà già phải nói thực. Cô gái giận dữ mắng:

- Cả nhà toàn đàn bà con gái, sao dám chứa chấp trộm cướp?

Lập tức gọi:

- Người kia đi đâu rồi?

Trương sợ hãi, bước ra phục dưới thềm. Cô gái xét hỏi họ hàng xong, sắc mặt dịu lại bảo:

- May là kẻ sĩ phong, lưu lại không đáng ngại. Nhưng u già không biết trình lên, sơ sài qua quít như thế này, há phải cách tiếp đãi người quân tử?

Liền sai bà già dẫn khách vào nhà. Lát sau bày rượu ra, phẩm vật tinh khiết, rồi lại sai trải đệm gấm trên giường. Trương rất lấy làm cảm ơn, nhân đó hỏi riêng bà già họ tên gia chủ. Bà già đáp:

- Nhà chúng tôi họ Thi, ông bà đều tạ thế, chỉ còn ba con gái. Người cậu gặp mới rồi là cô cả, tên là Thuấn Hoa đó.

Bà già đi ra, Trương thấy trên ghế có tập Nam Hoa kinh chú, bèn lấy để trên gối rồi phủ phục trên giường mở ra xem. Bỗng Thuấn Hoa đẩy cửa vào, Trương buông sách, tìm giày mũ. Cô gái đến bên giường ấn chàng ngồi xuống, bảo:

- Khỏi cần, khỏi cần!

Nhân đó nàng ngồi cạnh giường, thẹn thò bảo:

- Thiếp thấy chàng là bậc tài sĩ phong lưu, toan đem nhà cửa gởi gắm, lại e phạm phải mối ngờ dưa mận, chẳng hay có tránh khỏi bị vất bỏ không?

Trương hoảng sợ không biết trả lời ra sao, chỉ nói:

- Không dám giấu, tiểu sinh ở nhà đã có vợ rồi.

Cô gái cười:

- Ðiều đó tỏ rằng chàng rất thành thực, nhưng không ngại gì cả. Chàng đã không ghét bỏ thì đến mai xin phiền mai mối.

Nói xong toan đi ra. Trương nhổm người kéo lại, cô gái cũng ở lại. Trời chưa sáng đã trở dậy, tặng vàng cho Trương, bảo:

- Chàng giữ lấy dùng để đến thăm em. Về chiều, muồn muộn chàng hãy đến, kẻo người khác trông thấy.

Trương theo lời, sớm đi tối đến, nữa năm thành lệ thường. Một hôm, Trương đến khá sớm, tới chỗ ấy chẳng thấy thôn xóm nào, vô cùng kinh ngạc. Ðang loanh quanh thì nghe bà già lên tiếng:

- Sao cậu đến sớm thắ?

Trong nháy mắt, nhà cửa y như cũ, còn mình đã ở trong phòng. Trương càng lấy làm lạ. Thuấn Hoa từ nhà trong đi ra, cười bảo:

- Chàng ngờ là thiếp chăng? Nói thực với chàng, thiếp là hồ tiên, cùng chàng vốn có mối duyên xưa. Nếu chàng lấy làm quái dị, xin từ biệt ngay lập tức.

Trương quyến luyến sắc đẹp của nàng nên cũng yên tâm trở lại. Ðến đêm bảo với nàng:

- Nàng đã là tiên, hẳn ngàn dặm chỉ bằng một hơi thở. Tiểu sinh xa nhà đã ba năm, nỗi nhớ vợ canh cánh bên lòng, vậy nàng có thể dắt tôi về thăm một lần được chăng?

Nàng có vẻ không bằng lòng đáp:

- Thiếp tự thấy tình cầm sắc sâu nặng hơn chàng. Chàng ở với người này lại nhờ người kia, đem cách ấy mà đối xử với người nhân ái với mình là sai lầm đấy.

Trương tạ lỗi nói:

- Sao nàng lại nói ra những lời như thế? Ngạn ngữ có câu: Một ngày vợ chồng, trăm năm ơn nghĩa . Sau này tôi trở về, khi nhớ đến nàng cũng như hôm nay tôi nhớ vợ vậy. Thiết nghĩ có mới quên cũ, nàng cho thế là phải được sao?

Nàng bèn cười:

- Lòng dạ thiếp hẹp hòi, đối với thiếp, chỉ muốn chàng không quên; đối với người, chỉ mong chàng không nhớ. Nhưng nếu chàng muốn về thăm, việc ấy nào có khó gì? Nhà chàng chỉ cách gang tấc mà thôi.

Rồi cầm tay nhau ra khỏi nhà. Thấy đường sá tối tăm. Trương ngại ngần không dấn bước, nàng phải kéo đi. Chẳng bao lâu, nàng bảo:

- Ðến nơi rồi! Chàng về, thiếp hẵng đi đây!

Trương dừng chân nhận kỹ, quả thấy cổng nhà mình. Trèo tường vào thấy trong nhà đèn còn sáng. Ðến gần lấy hai ngón tay gõ cửa, bên trong hỏi là ai. Trương nói rõ vì sao về. Người bên trong cầm đèn, mở then, đúng là Phương thị. Ðôi bên mừng rỡ, dắt tay vào màn. Trương thấy con trai nằm trên giường, cảm khái nói:

- Hồi tôi đi, con mới đứng đến đầu gối, nay người đã dài bằng chừng này rồi!

Vợ chồng dựa kề, ngỡ còn trong mộng. Trương bắt kể hết những gì đã trải. Hỏi đến việc kiện tụng, bấy giờ mới biết đám thư sinh kẻ chết vì đói rét trong ngục, kẻ bị đưa đi xa, Trương càng phục tầm nhìn của vợ. Phương thị buông mình ngả vào lòng chồng nói:

- Chàng có thêm vợ đẹp, hẳn không còn nhớ đến người rơi lệ trong chăn đơn gối chiếc nữa nhỉ!

Trương đáp:

- Không nhớ, sao còn về đây? Với cô ấy, tuy gọi là gắn bó nhưng rút cục không phải người đồng loại, chỉ riêng ân nghĩa của cô ấy là khó quên mà thôi!

Phương thị đáp:

- Chàng tưởng thiếp là ai vậy?

Trương nhìn kỹ, thì đâu phải là Phương thị mà là Thuấn Hoa! Ðưa tay sờ con thì chỉ là một cái gối tre. Trương ngượng quá, không nói sao được. Thuấn Hoa bảo:

- Lòng chàng thế nào đủ biết rồi! Lẽ ra dứt tình từ đây, còn may chàng chưa quên ơn nghĩa, sẩy chân tự chuộc vậy!

Vài ba ngày sau, nàng chợt nói:

- Thiếp nghĩ si tình quyến luyến chẳng có vị gì. Chàng hàng ngày oán thiếp không đưa đi, nay vừa hay thiếp định đến đô thành, tiện đường có thể cùng đêêêšên

Bèn ngoảnh phía đầu giường lấy cái tối tre rồi cùng cưỡi lên. Thuấn Hoa dặn Trương nhắm mắt lại, chàng cảm thấy cách đất không xa, gió ù ù thổi. Lát sau đổ xuống. Nàng nói:

- Giã biệt chàng từ đây!

Trương đang định dặn dò, nàng đã đi mất hút, Trương đứng sững giây lát, nghe chó sủa trong thôn; giữa khoảng mênh mang thấy cây cối nhà cửa đều là cảnh vật làng cũ, bàn theo đường mà về. Vượt tường gõ cửa, hệt như hôm trước. Phương thị giật mình trở dậy, không tin là chồng về, gạn hỏi chứng cớ xác thực, mới khêu đèn nghẹn ngào bước ra. Lúc thấy nhau, Phương thị không sao ngăn được nước mắt. Trương vẫn nghi Thuấn Hoa biến hoá nên, lại thấy đầu giường có đứa trẻ nằm như đêm trước, bèn cười:

- Lại đưa cái gối tre về đây à?

Phương thị không hiểu, mặt biến sắc nói:

- Thiếp mong chàng ngày dài bằng năm, ngấn nước mắt trên gối vẫn còn đó. Vừa gặp được nhau tuyệt không có luyến thương gì cả, không hiểu lòng dạ chàng ra sao?

Trương quan sát thấy đúng, bấy giờ mới nắm cánh tay vợ sụt sùi, kể lại tường tận. Hỏi đến kết cục của vụ kiện, quả như lời Thuấn Hoa nói. Vừa mới cùng nhau cảm khái, đã nghe ngoài cửa có tiắng giày, hỏi không thấy thưa. Thì ra trong làng có tên Giáp là kẻ vô lại, trộm thấy nhan sắc Phương thị từ lâu. Ðêm ấy từ thôn khác về, xa xa thấy người trèo tường, hắn chắc mẩm là kẻ hẹn hò gian dâm, bèn bám theo vào. Giáp vốn không quen biết Trương mấy, chỉ núp mà nghe. Ðến khi Phương thị hỏi mấy lần, Giáp mới hỏi lại:

- Ai ở trong nhà thế?

Phương thị nói lảng:

- Có ai đâu!

Giáp nói:

- Tôi đứng nghe đã lâu, xin trộm phép bắt kẻ gian vậy.

Phương thị bất đắc dĩ phải nói thực. Giáp bảo:

- Cái án lớn của Trương Hồng Tiệm chưa xoá, hắn về nhà cũng phải trói nộp cho phủ quan.

Phương thị van nài mãi, Giáp càng nói sấn sổi. Lửa giận bốc lên, Trương vớ dao xông vào, chém vào đầu Giáp. Giáp ngã xuống vẫn kêu được. Trương đâm liền mấy nhát nữa hắn mới chết. Phương thị nói:

- Việc đã đến thế này, tội càng thêm nặng. Chàng trốn ngay đi, thiếp xin chịu tội.

Trương nói:

- Kẻ trượng phu chết thì chết, há chịu để nỗi nhục liên luỵ vợ con mà cầu sống hay sao? Nàng không phải lo nghĩ gì, chỉ cốt giữ sao cho thằng con này khỏi đứt mạch thư hương thì dù chết nhắm mắt được rồi.

Sáng ra, Trương lên huyện thú tội. Triệu vì là người trong vụ án nên tạm trừng trị sơ sơ. ít lâu sau từ quân giải lên đô thành, cùm kẹp cấm đoán rất khổ. Trên đường đi, gặp một cô gái cưỡi ngựa có bà già dắt đi qua, chính là Thuấn Hoa. Trương gọi bà già lại để nói chuyện, nước mắt theo lời gọi tuôn trào. Cô gái quay ngựa lại, vén tấm sa che mặt, kinh ngạc hỏi:

- Anh họ tôi đây, sao lại đến nông nỗi này?

Trương kể vắn tắt, Thuấn Hoa bảo:

- Cứ như anh trước đây thì quay đầu không ngó ngàng tới mới phải, nhưng tôi không nỡ. Tệ xá không xa, xin mời các vị chức dịch cùng hạ cố, lại xin đỡ ít tiền đi đường.

Cả bọn đi theo vài ba dặm, thấy một xóm núi, lầu gác hẳn hoi. Thuấn Hoa xuống ngựa đi vào, sai bà già mở cửa mời khách. Rồi đó rượu, chả đầy đặn ngon lành dường như có chuẩn bị trước. Lại sai bà già ra nói:

- Trong nhà vừa hay không có đàn ông, xin Trương quan nhân mời thêm hai vị công sai mấy chén, rồi đây trên đường còn nhờ cậy các vị nhiều. Có điều đã sai người sửa soạn mấy chục lạng vàng để quan nhân làm lộ phí và thù tiếp hai vị, nhưng nay chưa tới kịp.

Hai viên chức dịch mừng lắm, thả sức uống, không nói đến chuyện lên đường nữa. Trời gần tối, hai tên nọ say mèm. Thuấn Hoa bước ra, chỉ tay vào gông, lập tức gông tuột ra. Nàng kéo Trương cưỡi chung một ngựa, ruỗi nhanh như rồng bay. Lát sau, giục chàng xuống ngựa bảo:

- Chàng xuống đây thôi. Thiếp có hẹn với em gái ở hồ Thanh Hải, lại vì việc chàng nấn ná mất một buổi, phiền cô ấy trông đợi lâu rồi.

Trương hỏi:

- Khi nào gặp lại nhau được?

Thuấn Hoa không đáp, hỏi lần nữa, nàng đẩy Trương xuống ngựa mà đi. Ðến sáng, hỏi mới biết nơi ấy là Thái Nguyên. Trương bàn đếắn quận, thuê nhà dạy học trò, lấy tên khác là Cung Tử Thiên. Ở đấy mười năm, hỏi thăm biết việc truy lùng kẻ trốn đã lơi lỏng, lại loanh quanh trở về miền Ðông. Gần đến cổng làng, không dám vào ngay, đợi đến đêm khuya mới vào. Tới cổng nhà, thấy tường cao kiên cố, không trèo qua được đành lấy roi ngựa đập cổng. Một lúc lâu, vợ mới ra hỏi. Trương thì thầm cho biết, vợ mừng quá, mở cho vào, rồi giả vờ lớn tiếng mắng:

- Ở đô thành có túng thiếu thì nên quay về cho sớm, ai khiến ngươi nửa đêm đến đây?

Vào đến nhà, kể cho nhau mọi chuyện, bấy giờ Trương mới biết hai tên công sai bỏ trốn chưa về. Ðang trò chuyện, ngoài rèm có một thiếu phụ đi qua đi lại, Trương hỏi là ai, vợ đáp:

- Con dâu mình đấy!

Trương lại hỏi:

- Con bây giờ ở đâu?

Phương thị đáp:

- Con lên quận thi Hương chưa về.

Trương sa nước mắt:

- Lưu lạc chừng ấy năm, con nay đã khôn lớn nên người. Chưa kể việc con nối được mạch thư hương, chỉ riêng chờ mong, nàng cũng sắp cạn cả tâm huyết rồi.

Trò chuyện chưa dứt, con dâu đã hâm rượu nấu cơm, bày la liệt khắp bàn. Trương vui mừng quá sức mong đợi. Mấy ngày liền đều náu trong buồng, chỉ sợ người hay biết.

Một hôm, vừa mới đi nằm, bỗng nghe tiếng người huyên náo, đập cửa rất gấp. Hai vợ chồng sợ quá, trở dậy. Nghe người nói:

- Có cổng sau không nhỉ?

Lại càng sợ, vơ vội lấy tấm cánh cửa thay thang đưa Trương trèo tường ra ngoài giữa đêm rồi mới ra cổng hỏi xem, thì ra người đến báo tin con thi đỗ. Phương thị mừng rỡ, hối hận để chồng bỏ trốn, không thể kéo lại được nữa.

Ðêm ấy Trương vượt bờ chui bụi, vội chẳng kịp chọn đường, đến sáng vô cùng mệt mỏi. Lúc đầu vốn định đi về hướng Tây, bèn hỏi người qua lại, thì ra cách con đường lớn lên kinh đô không bao xa nữa. Trương bèn vào trong làng, toan gán áo để ăn. Thấy một cái cổng cao, có dán tờ báo tin đỗ trên tường, Trương tới gần xem, biết là nhà họ Hứa, mới đỗ Hiếu Liêm. lát sau, một cụ già từ trong đi ra, Trương đón chào và kể tình thực. Ông già thấy dung mạo thanh nhã, biết không phải người kiếm miếng ăn bàn mời vào khoản đãi, nhân đó hỏi đi đâu. Trương nói thác:

- Vãn sinh mở trường dạy học ở đô thành, trên đường về gặp cướp.

Ông già giữ lại để dạy cậu út. Trương hỏi sơ chức tước thì ra là quan Kinh Ðường đã nghỉ hưu; người đỗ Hiếu Liêm là cháu cụ. Hơn tháng sau, Hiếu Liêm dẫn một người đỗ cùng bảng đến chơi, nói là họ Trương quê Vĩnh Bình, trẻ tuổi, chừng mười tám mười chín. Trương thấy họ, quê đều đúng, bụng ngờ là con mình, nhưng trong ấp có khá nhiều nhà họ Trương nên hẵng im lặng. Ðến tối, khi cởi bỏ tang phục, Hiếu Liêm họ Trương đưa tờ giấy bổ dụng ra, Trương vội mượn coi, thì đúng là con trai mình, bất giác sa lệ. Mọi người kinh ngạc hỏi han, Trương chỉ vào tên mình nói:

- Trương Hồng Tiệm chính là tôi đây.

Rồi kể hết nguyên do. Hiếu Liêm họ Trương ôm lấy cha khóc ầm lên. Hai chú cháu ông cụ Hứa khuyên giải, an ủi, mới đổi buồn thành vui. Hiếu Liêm cùng họ Hứa lập tức gửi thư cùng tiền bạc thưa lên quan Ngự sử, rồi cha con họ Trương đưa nhau về.

Phương thị từ lúc được báo tin con đỗ, hàng ngày buồn vì nỗi chồng bỏ trốn, bỗng nghe tin Hiếu Liêm đã về, thì càng đau buồn thương cảm hơn. Lát sau, cha con cùng vào, Phương thị kinh hãi như thấy từ trên trời rơi xuống. Hỏi duyên cớ, mới cùng nhau mừng mừng tủi tủi.

Cha con của Giáp thấy con trai Trương vinh hiển, không dám manh tâm gieo hoạ nữa. Trương đãi ngộ rất hậu, lại kể rõ tình trạng đêm hôm ấy, cha Giáp cảm động thêm cả phần xấu hổ; từ đấy giao hảo với nhau.

TruyenC

Copyright © 2024 TruyenC.