14 Chương 14
Gió từ đâu kéo tới thổi lồng lộng đẩy ngọn lửa bốc lên cao và nổ lách tách như những tràn pháo liên thanh. Bổng Sử giật mình kinh hãi quay sang nhìn ông Chánh bằng ánh mắt lạc thần, anh vừa nghe có tiếng khóc trong nhà vừa nổ, tiếng khóc nỉ non ai oán như có người bị thiêu sống, anh run lập cập hỏi ông Chánh:
- Bẩm ông, ông có nghe thấy gì ko? Có người trong nhà phải ko ạ?
Ông Chánh nghiêm mặt đáp:
Tao có nghe thấy gì đâu? Hay là đêm qua, hay là đêm qua có đứa nào chun vào đây ngủ nhờ?
Sử lắc đầu buồn rầu nói:
- Ko đâu ông ạ, cô Khuê con đấy! Con tin chắc như thế!
Sử muốn chạy vào nhưng lửa tràn ngập từ trên xuống dưới, anh đành đứng sang bên, ông Chánh bối rối bảo:
- Mày chỉ tin nhảm! Thôi mày ở lại đây, khi nào cháy tàn rồi hẳn về
Sử chớp mắt nói:
- Ông nghe kỷ mà xem, tiếng khóc rõ mồn một. Tội cô con quá ông ơi.
Ông Chánh ko nói gì, Sử ưu tư nói:
- Bẩm ông, nhở nó cháy lan sang mấy đống rơm thì sao ạ?
Ông Chánh khoát tay:
- Cho cháy hết đi, ko tiếc!
öng vừa dứt lời thì trong đám lửa cháy phần phật trước mắt ông nghe văng vẳng có tiếng gọi của Khuê:
- Bố ơi về với con, về với con...bố ơi...!
Vẫn cái giọng nói mơ hồ ấy, mỗi lần ông nghe là mỗi lần ông kinh hoảng lạnh xương sống, mặt tái xanh, ông cố nhắc lại với Sử:
- Mày ở lại đây, tao phải về trước có việc.
Dứt lời ông bước nhanh ra đường, bắt gặp ở cổng vài người đứng thập thò nhìn vào bàn tán. Họ khoanh tay cúi chào và tránh lối cho ông đi. Ông cúi đầu dạo bước về nhà, tin chắc từ nay ko còn bị quấy rầy nữa. Ông đi thẳng ra bể nước bên hông nhà bếp múc nước rửa mặt, rửa tay rồi vào buồng thay quần áo vì hôm nay có hẹn đánh tổ tôm bên nhà ông phó Lý.
Từ khi ông Chánh phóng hỏa đốt tàn kho rơm, ông hồi hộp chờ đợi. Và quả nhiên ko còn thấy hồn ma con ông hiện về nữa. Một tháng, rồi hai tháng trôi qua, gia đình ông hoàn toàn bình lặng. Ông đã dám mon men ra vườn sau đứng ở dưới gốc mít. Ông cũng thản nhiên vào buồng ngủ một mình mà ko sợ hãi gì cả, ông gật gù cho rằng quyết định đốt nhà của mình thật là sáng suốt, giải quyết cho xong câu chuyện âm hồn làm khổ ông mấy tháng nay.
Cuộc sống trở lại bình thường, ông cho người đi gọi thợ đi mua vật liệu và bắt tay vào việc xây căn nhà cho bà vợ thứ ba trên khu đất đã đổ nền thật cao và chắc chắn. Chỉ vì cái chết của Khuê, công trình bị gián đoạn. Bây giờ là lúc ông có thể an tâm tiến hành, ông rủ bà vợ trẻ cùng với ông ra hiện trường nhìn thợ mộc, thợ nề bắt tay vào việc tạo dựng giang sơn mới.
Những người thợ chất phát ấy ngày ngày gặp nhau ko ngớt bàn tán cái chết của cô Khuê mà họ hết lòng thương cảm. Họ lại càng bàn tán nhiều hơn về cái chết của Thủ. Với bà Lưu, mẹ Thủ, với đa số dân làng và ngay cả ông Lý Trưởng đương nhiệm, Thủ ko hề tự tử. Họ cho rằng Thủ bị ông Chánh cùng người nhà treo cổ ngay tại chổ cô Khuê để trừng phạt cái tội đã leo trèo của Thủ làm hại đời cô Khuê. Chỉ riêng gia đình ông Chánh thì biết chắc cái chết của Thủ là do sức mạnh huyền bí của hồn cô Khuê bên kia thế giới đưa đẩy. Nhưng mọi người đều nghĩ ngược lại, họ đoán chắc ông Chánh giết Thủ nhưng ko ai dám lên tiếng.
Mà có lên tiếng cũng vô ích bởi ông là người có rất nhiều thế lực và bởi phương thức điều tra thời ấy còn quá sơ sài. Dư luận nhầm lẩn cái chết của Thủ càng taọ thêm nhiều huyền thoại quyền lực cho ông Chánh nghĩa là ko còn ai trong làng dám nghĩ đến việc đụng chạm với ông nữa. Xưa kia ông đánh chết người phu xe, hôm nay ông gnang nhiên treo cổ Thủ. Cả hai lần đều chẳng có cơ quan nào thẩm vấn, coi như ông thuộc loại bất khả xâm phạm rồi.
Ba tháng sau, cái nhà mới của ông Chánh đã hình thành. Chỉ còn chờ tô điểm trong ngoài cho tăng phần mỹ thuật. Ông hân hoan lắm, chiều chiều chắp tay sau đít đi tới đi lui quan sát. Bà vợ thứ ba cố gắng nấu nướng thật ngon để đền đáp sự chu đáo của ông và vì thế hầu như ông ở luôn bên đó. Ông ở lì đến nổi chính bà vợ trẻ cũng cảm thấy áy náy và phải giục ông về, mà ông cũng đến lúc phải về vì Lý Trưởng cho người đến tìm mấy lần báo tin Quan Huyện sắp xuống địa phận thanh lý thuế má.
Buổi sáng hôm ấy, ông Chánh khệnh khạng xách ba ton ra thăm nhà mơi rồi tạt vào nhà bà vợ thứ hai ngồi một lúc. Trong ba bà thì bà vợ thứ hai là thiệt thòi nhất, ít khi ông Chánh ngó ngàng tới bởi tính bà hay ghen, mỗi lần ông đến chỉ nghe bà cằn nhằn trách móc. Tuổi bà mới ngoài bốn mươi, có với ông 4 cô con gái, chưa cô nào lấy chồng. Vừa thấy mặt ông, bà hờn dỗi bảo:
- Đi đâu mà biệt tăm cả mấy tháng ko về
Ông Chánh dựng ba ton vào cạnh bàn, tự rót cho mình cốc nước trong ấm ủ và thở dài ra:
- Chuyện cái Khuê đã xong đâu, rồi lại cả cái thằng Thủ nữa. Cả mấy tháng nay tôi xấu hổ chả muốn vác mặt ra đường
Bà vợ ngồi xuống ghế, xoè cái quạt giấy phe phẩy cho chồng và đề nghị:
- Thế nghe bảo là ông mới đốt cái nhà kho hay là ông cho tôi miếng đất ấy vậy.
Ông Chánh đáp cho qua chuyện:
- Ờ, để tôi xem đã.
Ông uống cạn cốc nước trà rồi cầm ba ton đứng dậy ra hè, bà vợ thiết tha hỏi:
- Thế ko ở ăn cơm ư?
- Tôi phải đi ngay bây giờ
Bà nhìn ông khẩn khoản nhắc lại:
- Ông nhá, cho tôi với lại các con miếng đất ấy nhé. Chúng nó cứ than với tôi là bố chả có thương chúng nó.
Ông Chánh bước xuống sân và đáp:
- Để tôi tính lại đã xem
Bà vợ bước theo trì triết nói:
- Tính gì nữa mà tính. Bao nhiêu nhà cửa đất đai ông giao hết cho người ta, chả ngó ngàng gì đến mẹ con tôi. Con nào thì chẳng là con, lũ nhà này là thiệt thòi nhất đấy. Chả có đứa nào mà dám kêu ca, tôi chưa mở mồm xin ông gì cả. Thôi thì lần này xin ông cái miếng đất ấy cho chúng nó trồng trọt để có đồng ra đồng vào đỡ đần tôi lúc tuổi già.
Ông Chánh gật đầu đồng ý:
- Ừ, thế thì tôi cho bà đấy.
Bà hai mừng rỡ tiễn chồng ra cổng. Chẳng phải ông mủi lòng về những lời kèo nài của bà mà chỉ vì sực nhớ ra đó là mảnh đất của oan hồn của Khuê và của Thủ từng treo cổ tự tử nên ông ko muốn giữ lại làm gì huống chi ông vừa xây cho bà vợ thứ ba căn nhà đồ sộ. Cho bà hai miếng đất này cũng là hợp lý rồi, bà hai cám ơn rối rít, đưa ông ra tận lề đường, ông giã từ, ung dung quay về nhà vợ lớn. Ông đang nghĩ đến buổi lễ khánh thành ngôi nhà gạch mới, mở đại tiệc khoản đãi Quan nghiêm trong tổng trong làng để người ta biếu quà đáp lễ.