Trở về truyện

Bóng Người Dưới Trăng - Chương 13

Bóng Người Dưới Trăng

13 Chương 13

Khi đôi chân ông vừa chạm đất, nhìn lại qua cái ba ton rắn chắc bằng gỗ bọc sắt ở hai đầu bổng mềm nhủn trong tay ông. Ông hốt hoảng nhìn lại thì đó chính là sợi dây thừng mà con gái ông đã dùng đệ tử tử. Ông hét lên, quăng sợi dây xuống như phản ứng của một người tình cờ chộp phải con rắn. Ông vừa hổn hển thở vừa khom người vặn ngọn đèn lớn hơn. Nhìn lại thì ko thấy sợi dây thừng đâu nữa, chỉ có cây ba ton của ông vẩn nằm chơ vơ trên nền nhà. Cái vơng cũng đã ngừng lại, ko đong đưa, ko kẽo kẹt nữa, tất cả đều trở lại im lặng như cũ. Tuy vậy ông dám nằm trong buồng, ông chạy lao ra cửa, băng ngang hàng hiên dài. Người giúp việc đều đã ngủ cả, bà Chánh và Cúc trong buồng đã tắt đèn im lìm. Ông đứng tần ngần một chút trước dãy nhà ngang rồi cất tiếng gọi:

- Sử ơi, còn thức ko?

Ông gọi thêm hai ba tiếng nữa, Sử mới nghe thấy và lồm cồm ngồi dậy cầm quạt đi ra:

- Thưa, thưa ông gọi con.

Ông Chánh ko dấu được nét kinh sợ còn sót lại trong ánh mắt và qua nhịp thở, ông bảo:

- Mày, mày lên nhà ngủ với tao. Có sẳn cái vơng trên ấy.

Sử hiểu ra, tò mò hỏi lại:

- Chắc ông lại nằm mơ à?


Ông Chánh đáp:

- Ừ, chả hiểu tại sao tối nay tao khó ngủ quá. Hễ cứ chợp mắt là thấy toàn cái gì lung tung hết.

Vừa nói ông vừa bước đi, Sử im lặng theo sau. Vào buồng, ông Chánh đảo mắt nhìn quanh rồi lên giường nằm. Đèn vẩn để sáng như lúc nãy. Ông chỉ cái vơng cho Sử và bảo:

- Mày nằm đấy.

Sử cúi xuống và cầm cái ba ton của ông Chánh dựng vào góc nhà. Ông Chánh nhìn theo, nhớ lại cái dây thừng và rùn mình. Sử quay lại vơng và nhẹ nhàng nằm xuống, anh biết ông Chánh sợ nên cần có anh bên cạnh nhưng ông Chánh thì vẫn bướng bĩnh, cứ vẫn che giấu sự thật. Ông nhớ chiều hôm qua, lúc chị bếp pha nước cho ông tắm nhưng thấy dạo này thấy ông phờ phạc, chị đã đề nghị:

- Bẩm ông, con nói câu này, được thì ông để, ko được thì ông bỏ cho. Cô Khuê cổ vẩn hiện về đấy ạ. Bà với cô Cúc đêù bảo với con như thế. Thôi thì ở đời có kiêng có lành ông ạ. Xin ông đón thầy về cúng kiến, làm ma chay cho cô ấy.

Ông Chánh xiêu lòng bùi ngùi đáp:

- Sao mày ko nói với bà mày? Bà mày muốn làm gì thì làm chứ tao có cấm cản cái gì với bà mày đâu.


- Nếu thế thì vâng ạ, thế thì sáng mai con bẩm với bà ạ

Đêm nay nằm đây, chứng kiến cái bóng đen lướt sang giường và cái vơng ko người nằm mà vẩn đong đưa và nhất là cây gậy cứng như thế biến thành sợi dây thừng. Ông Chánh thấy rõ mình phải thay đổi thái độ, ko chối bỏ sự thật được nữa. Ông tin rằng con ông chết tức tưởi do thằng Thủ gây nên, nhưng thằng Thủ chết luôn rồi, tại sao con ông vẩn hiện về. Ông nằm phân vân suy nghĩ, hồi hộp chờ đợi xem có điều gì lạ xảy ra cho Sử trên cái vơng ko. Nhưng tuyệt nhiên mọi sự đều bình thường, ông hạ tấm liếp cửa sổ xuống mặc dầu ông vốn có cái thú ngắm trăng đêm muà hạ.

Dù có Sử bên cạnh nhưng hôm nay ông vẫn ko dám nhìn ra vườn. Những khóm lá đen thẩm ngoài kia lay động theo gió, ông tưởng tượng là những nơi ẩn của những hồn ma sẳn sàng lao vào quấy phá ông. Ông cài then cửa sổ, từ từ nằm xuống. Hơn một tiếng đồng hồ sau, ông ngủ thiếp đi, giấc ngủ bình an cho đến sáng.

Hôm sau ông Chánh thức giấc giữa lúc những tia sáng đầu ngày lọt qua liếp cửa sổ. Bao nhiêu hãi hùng trong đêm đều tan biến hết, ông quay nhìn lại cái vơng và ko thấy Sử còn nằm ở đó nữa. Anh đã dậy sớm, xuống bếp lo công việc thường lệ. Ông Chánh chống hết cửa lên, ngó nhanh ra vườn, những gốc cây quen thuộc hiền hoà như bao nhiêu năm nay đêm qua đã làm ông toát mồ hôi lạnh, giờ này chẳng có dấu hiệu gì lạ. Ông ra sân, xuống thẳng nhà ngang và gọi Sử:

- Mày đi với tao, đi ngay bây giờ.

Sử đang ăn khoai luộc, đứng dậy hỏi:

- Bẩm ông đi đâu ạ?


Ông Chánh gắt:

- Tao bảo đi thì cứ đi, hỏi lôi thôi làm gì?

Sử phân trần:

- Bẩm ông...ông cho con biết để con mặc quần áo. Hôm nọ ông sai con sang gặp ông Lý, mà con mặc có mỗi cái quần đùi, ông Lý mắng con mãi.

Ông Chánh phất tay:

- Hôm nay ko phải mặc gì cả. Cứ đi tay ko được rồi, ra kho rơm. Áo với quần được rồi. Nhớ đem theo hộp diêm.

Nghe nhắc đến kho rơm Sử đã thấy chùn chân, lại nghe ông Chánh bảo mang cả hộp diêm, anh càng kinh ngạc nhưng vốn sợ oai chủ, anh ko dám hỏi thêm.

Ông Chánh quay ra, Sử nhanh nhẹn cầm củ khoai ăn giở bước theo sau lưng ko nói lời nào.

Vẫn con đường xưa quen thuộc, hai bên tàn tre đan vào nhau còn ướt đẩm sương đêm. Ông Chánh đang đi, bổng khựng lại trố mắt nhìn. Xa xa ở cuối đường, trong làn sương âm u khói phủ, ông vừa nhìn thấy bóng Khuê hiện ra, đứng thấp thoát giống như lần trước. Ông cũng trầm tỉnh, ko nói gì với Sử. Nghĩ ko biết Sử có nhìn thấy như ông hay ko? Với bất cứ ai, ông cũng cố tình phủ nhận chuyện ma quỷ, nhất là vì cái chuyện mặc cảm giết con của ông đè nặng trong lòng.

Tay nắm chặt cây ba ton, ông cây ba ton, ông mạnh dạn cắm đầu bước. Mấy phút sau ông ngẩng lên thì ko thấy cái bóng trắng ở cuối đường nữa.

Vài người nông dân ra đồng sớm ngơ ngác nhìn ông Chánh vì chưa bao giờ thấy ông dậy vào giờ này. Họ đứng nép sang bên đường, lễ phép kính cẩn nhường lối. Đến nơi, rẻ vào kho rơm, ông Chánh cũng bạo dạn đi trước nhưng Sử thì hơi khựng lại vì cái cảm giác rờn rợn ập đến thật nhanh. Chính là ở đây, trên cái thềm nhà kho này, tay anh đã tháo sợi dây thừng của chiếc vơng cói đỡ hai cái xác xuống rồi từ đó,a nh ko dám bén mãng ra đây nữa. Thậm chí có hôm phải đi ngang, anh cũng ko dám nhìn vào. Cũng như bà Chánh, anh cũng tin chắc hồn của cô Khuê còn lưu lại chốn này để chờ đợi một cái gì đó.

Ông Chánh tiến vào sân, Sử bám theo bên cạnh. Ông dừng lại bên đống rơm và bảo:


- Mày châm lửa đốt nhà cho tao.

Sử nhìn ông Chánh ngơ ngác, miệng há ra nhưng ko dám phát biểu thêm, ông Chánh giục:

- Nhanh lên! Chờ gì nữa?

Sử khổ sở gãi đầu và ấp úng phân bày:

- Bẩm ông, đốt nhà thì dễ quá, nhưng con xin ông xét lại. nhà này còn trú nắng trú mưa được, sao ông lại đốt đi ạ?

Ông Chánh bực mình tát cho Sử một cái rồi dằn hộp diêm trong tay tiến lên thềm. Đêm qua ông nằm suy nghĩ và đưa ra kết luận rằng oan hồn con gái ông còn trú ngụ tại căn nhà kho rơm này. Đốt bỏ đi, nó sẽ ko còn nơi nương tựa để hiện về nữa.

TruyenC

Copyright © 2025 TruyenC.