54 Chương 54: Những ranh giới mỏng manh (15)
" Pỉ lay (nghe đây) ",giọng nói lạnh tanh của lão Bình,lão đang ngã lưng vào cái ghế gỗ,gác 2 chân lên bàn làm việc được đặt ở giữa phòng,miệng thì rít điếu thuốc lá,mắt thì chăm chú theo dõi trận bóng đá qua cái tivi cũ kỹ treo trên tường và trả lời điện thoại bằng thứ tiếng mẹ đẻ của lão.
" Bình à ! Bên điện (nhà máy thuỷ điện) mới báo hôm giờ mưa to liên tục,tối nay tình hình như thế tiếp diễn thì họ sẽ xả tràn đập trong đêm đấy,em đốc thúc anh em khẩn trương di dời mấy nhà dân gần con sông đầu nguồn về nhà văn hoá xã mình đi ",đầu dây bên kia là giọng lão Xanh,chủ tịch xã miền núi này,lão cũng dùng thứ ngôn ngữ dân tộc địa phương để nói chuyện với lão Bình.
" Bao lâu nữa thì xả ? ",lão Bình hỏi với giọng khó chịu.
" Nếu trời tiếp tục mưa to kéo dài thế này thì tầm một hoặc trễ nhất là hai tiếng nữa,nên em đốc thúc anh em khẩn trương cho kịp việc,đề phòng sinh biến !! ",lão Xanh đáp lại.
" Bọn đó bao giờ cũng vậy,đợi đến khi đập chịu không nổi nữa thì báo xả là xả,lúc dân cần nước làm nông thì không xả,lúc mưa bão thế này thì tụi nó lại xả lấy xả để cho cái xã này chạy lụt chơtruyenc.comền thì đút vào túi đều đều từ năm này qua năm nọ,rồi đến lúc mưa to gió lớn xả đập chết dân thì cứ đổ thừa thiên tai lũ lụt,chẳng thấy bố con thằng nào đứng ra chịu trách nhiệm,chỉ khổ cho anh em,cho dân làng ở cái xã này từ khi có cái nhà máy điện đó !! ",cái giọng ồm ồm đầy vẻ bực tức của lão Bình vang vọng khắp phòng,làm lay động tụi lính dưới quyền của lão đang trong trạng thái lâng lâng bên dĩa măng rừng kho và bình rượu thuốc tự ngâm với đủ thứ hoa cỏ núi rừng.
Năm người đàn ông mặc áo đen tím than của lực lượng dân phòng xã đều là dân trong làng,tuổi từ 29 đến 46,có người đã lập gia đình và cũng có người chưa.Họ gắn bó với công việc tay trái này cũng đã được vài năm nay,thời phong trào dân phòng địa phương bắt đầu triển khai về tới xã này,với mong muốn kiếm thêm tý thu nhập cho gia đình ngoài việc làm nương,làm rẫy.Và 2 công an xã dưới quyền lão Bình đang ngồi quây quần với nhau,trên tấm chiếu sờn trải tạm dưới sàn nhà của đồn công an xã,lạnh tanh,đầy mùi ẩm mốc vì mưa.Đàn ông thanh niên hay cả những thằng nhóc choai choai 14-16 tuổi ở xã này là vậy,tối không nhậu nhẹt say sưa thì không chịu được,vì ngoài chuyện nhậu ra cũng đâu biết làm gì,chỗ vui chơi không có,mà nếu có thì lại không có tiền,riết rồi quen,rồi thành thông lệ.Kể cả những hôm trực đêm phòng chống bão lụt như thế này thì đám lính của lão Bình vẫn phải làm sần sần trong người mới đỡ thấy bức bối.
Mà gọi là trực phòng chống thiên tai chứ chỉ có người điên mới dám bén mảng ra đường vào lúc Mẹ Thiên Nhiên đang trút giận.Mưa to gió lớn,tôn kim loại bay,cây đổ hay sạt lở đất đá từ các ngọn núi đồi xung quanh xã đủ lấy đi cái mạng của người nào dù điên hay tỉnh.Với cái mức lương hỗ trợ vài trăm ngàn một tháng hay 1,2 triệu mùa mưa bão này thì không đủ để mua được sự liều lĩnh của những người đàn ông đang ngồi trong căn phòng trực ban của đồn công an xã này.Mà sự đánh đổi mạng sống để chống lại thiên nhiên lúc này là không cần thiết,mọi hậu quả sẽ chờ đến sáng mai với đủ ánh sáng,đủ máy móc và sự tiếp viện nhân lực từ doanh trại quân đội cách xã 15km hoặc lực lượng chức năng từ dưới huyện lên để khắc phụtruyenc.comưng với những việc cấp bách như cứu người,di dân hay lệnh từ cấp trên giao xuống thì bắt buộc họ phải thi hành dù muốn làm hay không,đặc biệt với tính mạng con người thì lại khác.
Tuy vậy,với những người đàn ông trong đội trực chiến thiên tai đang ngồi đây và nhất là với lão Bình thì sự an toàn của dân trong xã mùa lũ lụt này là trên hết,mọi so đo tính toán thiệt hơn hay sự hiểm nguy đều chẳng còn ý nghĩa gì với họ nữa.Đó là việc họ sẵn sàng làm,vì đồng bào của họ,vì tình làng nghĩa xóm...dù cho có chỉ thị từ cấp trên hay không.Vì cũng chính họ,đã không ít lần trong quá khứ,đi tìm kiếm tử thi những người dân bị nước cuốn,bị đất đá vùi lấp...chứng kiến nhiều gia đình bỗng nhiên mất nhà cửa,mất thành viên nên họ thấm thía được nỗi đau đó,càng làm họ ý thức hơn trách nhiệm việc cứu hộ di dời dân trong mùa mưa bão này.
Sẵn đây xin giới thiệu lại một chút về lão Bình,lão bằng tuổi anh Tuấn,35 tuổi,nhưng vì tôi không ưa lão nên hay gọi bằng ông hay bằng lão,cũng là người dân tộc,to cao hơn anh Tuấn 1 tý.Lão Bình dù cuộc sống hôn nhân của lão với vợ không được suôn sẻ hay không phải là một hình mẫu gia đình hạnh phúc để dân trong làng ngưỡng mộ,ganh tỵ hay noi theo,mà ngược lại,họ còn chê cười lão (các anh em có thể đọc lại chap 3 : Đắm chìm vào dục vọng chương 4 để biết về cuộc sống hôn nhân của lão với vợ lão nếu không nhớ hoặc không biết mạch truyện).Nhưng với tình yêu thương đồng bào trong buôn làng,trong cái xã này của lão Bình thì khó có ai so sánh bằng,kể cả lão cũng không biết nó nhiều đến mức nào.Dù con đường đi vào nghề bảo vệ nhân dân của lão Bình không theo ý lão chọn mà theo sự sắp đặt của cha lão,người có công với cách mạng trong thời kỳ ông tham gia quân nhân bảo vệ tỉnh nhà,đặc biệt là ông còn sống và cống hiến cho đến tận ngày thống nhất đất nước,chứ ông mất như bao người khác thì chẳng nhận được gì ngoài cái bằng khen vinh danh liệt sĩ.
Rồi ông ấy lần lượt đẻ con và thay vì đặt tên theo tiếng dân tộc mình thì ông đặt theo tiếng người Kinh,lần lượt từng người là Giăng Plây Bình,Giăng Plây An cứ thế đến Đất và Nước,để kỷ niệm Tổ Quốc chiến thắng(không biết ghi thẳng tên lão Bình ra vậy,ai đọc truyện xong báo cho lão ta biết không nữa).
Và sau thời kỳ thống nhất là đến thời kỳ xây dựng đất nước,cha lão Bình được giữ lại làm cán bộ sai vặt ở huyện,trong thời gian công tác dưới đồng bằng thì cha lão rất thích cuộc sống tiện nghi đầy đủ của người Kinh,nó khác với sự thiếu thốn kém phát triển của buôn làng ông nhiều,dù vậy,ông vẫn thích về sống ở gần rừng núi thiên nhiên,nơi gia đình và vợ con ông đang ở,hơn là sự ồn ào nhộn nhịp của phố thị.
Là 1 người dân tộc,không biết chữ nghĩa người Kinh nhiều,nhưng bù lại cha lão Bình có đầu óc rất nhạy bén khi có thời gian công tác dưới đồng bằng,ông muốn quy hoạch định hướng 4 người con ông theo con đường cán bộ công chức nhà nước,với hy vọng sau này sự nghiệp chúng thành công thì sẽ mang một chút ít gì đó của cuộc sống hiện đại về cho dân buôn làng mình.
Với lão Bình,thời đó học lực rất kém nhưng vẫn được đậu vào trường Đại học Cảnh sát nhân dân nhờ sự lo lót của ba lão và sự đặc cách ưu tiên điểm cho người dân tộc thiểu số của nhà nước dù thực tâm lão không thích,lão thích trở thành 1 giáo viên hơn,nhưng vì niềm mong muốn của cha,lão dần dần chấp nhận.Dù mối lương duyên bảo vệ an ninh nhân dân đến với lão Bình 1 cách gượng ép nhưng cũng từ đó lão phấn đấu học tập,nâng cao trình độ với hy vọng sau khi ra trường sẽ trở thành 1 người công an tốt,cho cha lão,buôn làng lão được nở mày nở mặt và chứng minh rằng người dân tộc thiểu số chẳng thua kém người đồng bằng là bao.
Sau khi học xong ra trường,lão Bình công tác dưới đồng bằng được 3 năm,thì lão được ba lão xin luân chuyển về lại miền đất tổ tiên gia đình lão đang ở,khi mà cái buôn làng của lão được quy hoạch lên thành cấp xã và cần nguồn nhân lực mới.Nên nguyện vọng của ba lão Bình được chấp thuận ngay lập tức với một chút thân thế và một số tiền bôi trơn,cứ thế thấm thoắt đã gần 10 năm.