Trở về truyện

Tam Công La Mật Quyền - Chương 47: Ngoại Sử Việt Chứt

Tam Công La Mật Quyền

47 Chương 47: Ngoại sử Việt Chứt

Ân sư Phạm La đăng tịch, bốn cao đồ La mật giáo thương tiếc không nguôi. Rồi tự khuyên bảo nhau cùng làm theo di nguyện của người, tập luyện Giao Long thần công vô cùng chăm chỉ mong sớm ngày đưa La mật về nương cửa chính đạo danh môn. Bốn cao đồ thì có ba người là ngoại tộc, chỉ sót Khúc Hy là người Việt Chứt.

Tộc Việt Chứt ly hương hơn 250 năm ngoài lãnh thổ Âu Lạc ngôn ngữ vẫn còn rất gần nhưng một số phong hóa đã có phần dị biệt.

Chủ yếu do Việt Âu Lạc bản địa đã có những đổi thay dần theo ách Hán nô hà khắc. Cuộc tàn sát các giáo học thị lang Âu Lạc, cùng sự tàn phá vô lương tâm di sản văn hóa có mang bút tích Lạc Việt, làm chữ viết khoa đầu tôn thượng gần như bị tuyệt chủng.

[Chỉ những vùng cao xa xôi, nơi người Việt sống thưa thớt và trộn lẫn với người Bồn Man, người Xi Lao( tổ tiên người Thái) thì các thị lang ít học hành mới có cơ hội sống sót và có những ghi chép về cây cỏ và các vị thuốc bằng chữ khoa đầu ]

Các buổi nam nữ giao lưu hẹn hò ngoài đồng, cùng nhau hát hò và giao hoan giữa trời dần vắng bóng. Thay vào đó là tam cương ngũ thường, nữ nhi khuê môn bất xuất của bọn đô hộ

Do trống đồng thiêng liêng bị tịch thu và nấu chảy gần hết. Người Việt bản địa chỉ còn bấu víu vào các lễ hội, để tế bái tổ tiên, bọn đô hộ bắt bẻ và chèn ép nên sinh tệ nạn lễ nghĩa phép tắc rườm rà của Lão giáo

Phụ nữ mất quyền chọn lựa ý trung nhân và bị xa cách các sinh hoạt cộng đồng. Họ trở thành cỗ máy sinh sản và nô lệ cho nhu cầu ham muốn của đàn ông

Việt Chứt giữ lại được hầu hết những truyền thống và phong tục có từ thời Văn Lang dù sinh sống ở

Lâm Ấp qua nhiều thế hệ

Ở phía nam tộc Việt Chứt bị nước Bồn Man và Lão Qua gây hấn rồi tìm cách tiêu diệt. Trang sử hào hùng và bi tráng Hậu Hồ Tôn được nhuộm đỏ máu tươi lương dân Việt Chứt, hơn 5 vạn quân dân Việt Chứt trút linh hồn theo đài vong quốc ngày Hậu Hồ Tôn diệt vong. Cha con Phạm Cử vùi thây nơi chiến địa kéo theo bao nhiêu thảm cảnh nước mất nhà tan. Dân Việt Chứt hết đường lui bồng bế nhau hồi hương cam chịu nhục nô lệ cùng đồng bào bản địa

Một số chấp nhận sống lưu vong, hòa vào cộng đồng Lâm Ấp

Chiến thắng Nha Ban đến quá muộn màng, đã không cứu rỗi được số phận diệt vong của một chi tộc Việt oai hùng nhất trong lịch sử Âu Lạc

Nhật Nam nằm sát cương thổ Lâm Ấp đang đón nhận một dòng người cách đây 250 năm rời bỏ quê hương tránh kiếp nô lệ Triệu Đà. Con cháu họ đang lũ lượt kéo về đất tổ sau khi bị cùng đường sinh sống, một chặng đường cam go và đầy uất hận cùng tủi nhục.

Thấy mấy thứ sử nhà Hán đang dòm ngó xuống phương nam

Bạt vương vẫn cậy Hoành sơn hiểm địa và đội tượng binh kiêu hùng Phệ Đà làm lá chắn. Nhưng lòng chưa yên tâm lắm, lần này ông kết thông gia với La mật giáo nhằm ràng buộc đội tượng binh Phệ Đà ở lại kinh đô giữ yên cương thổ

Mùa đông năm 192 A Đề Bạt bỏ tước vương tự xưng đế lấy hiệu Khu Liên thái tổ hoàng đế Lâm Ấp

Phong A Bạt Ba làm thái tử lấy hiệu Khu Tùng tiết chế tam thống đại vương, phong Ca nữ Miên Giang làm đệ nhất thái tử phi

Phong Ba La Đầu làm Thái bảo khâm sứ cao mệnh hồng lô khanh, riêng Nê Mị không phong tặng tước gì chỉ gọi trống không là Phu nhân

Mùa xuân năm sau. Sĩ Nhiếp nổi lên ở Giao Chỉ đem quân diệt Miêu quốc thống nhất Giao châu và Cửu Chân. Sĩ Nhiếp gởi thư sang nhà Hán xin làm thái thú Giao châu. Nhà Hán ưng thuận sai sứ mang lệnh phù và tiết ấn vào Âu Lạc trao cho Sĩ Nhiếp

Lý Bát Thức ( Vưu Tác) cùng Phu nhân Nê Mị được tin mật báo. Đã âm thầm lên kế hoạch cướp lệnh phù và tiết ấn của sứ giả nhà Hán làm nội tình Giao châu rối loạn, kế hoạch được Khu Liên hoàng đế ủng hộ hết mình.

Nê Mị dễ dàng xin Khu Liên cho Mị dẫn thái tử phi Miên Giang về lại Phệ Đà để tế bái tổ tiên và chiêu tập anh tài La mật phục vụ mưu đồ cướp ấn lũ ngoại bang gian ác. Con đường trở về thọ tang cựu phu quân của Nê Mị phải mất nửa năm trời lao đao trong nghịch cảnh, xa mã vừa rời Phật Thệ nước mắt sau bao ngày kềm nén tuôn trào ra khẳp khuôn mặt yêu kiều của Phu nhân Nê Mị

Chàng hởi chàng có hay

Thiếp nơi này nước mắt sầu cay

Ôi cánh chim lẽ bạn

Sống một mình, biết sống sao đây

Miên Giang nhìn Mị khóc cho La, mà mủi lòng khóc theo. Cô quá cảm phục vị thái mẫu trẻ tuổi mà sao chịu cô quạnh phũ phàng quá sớm. Cô lo lắng và sắp xếp cho nàng chu toàn trong vỏ bọc thái tử phi, còn thân mình phải gánh vác bao nhọc nhằn gian khó. Giờ này được khóc cho nhẹ lòng, thì bao nhiêu cho đủ? Chắc có lẻ là nhiều lắm lắm luôn

TruyenC

Copyright © 2024 TruyenC.