Trở về truyện

Nạp Thiếp Ký - Chương 499: Xối Nước (2)

Nạp Thiếp Ký

499 Chương 499: Xối nước (2)

Không xong, cường tặc đến cướp lương rồi! Dương Đạp Sơn nói: "Cô mau tìm chỗ nấp đi!" Điền cô nương sợ tái xám cả mặt, gật gật đầu, nấp phía sau đống củi lớn.

Dương Đạp Sơn không màn đến việc mặc áo nữa, chụp thanh đoản kiếm để trên đống quần áo của mình, ở trần xông ra tiền viện.

Trong vườn trước khách sạn có hơn mười người làm đang quỳ mọp xuống đất, hai tay ôm đầu, bị bảy tám hán tử che mặt cầm đao chỉa vào người.

Những người làm này chủ yếu là phu khuân vác kiếm cơm, không phải là bảo tiêu, ông chủ cũng không trả tiền liều mạng cho họ, cho nên bọn họ không có nghĩa vụ liều mạng giữ lương, gặp phải giặc cướp đều lấy việc bảo mạng làm đầu.

Long Vượng chỉ là người hùn vốn nhỏ vận lương buôn bán, nếu số lương thực này mà bị cướp đi, thì không những ông ta bị thua thiệt, mà còn phải đền tiền cho những người hùn vốn. Do đó, ông ta tuy sợ, nhưng vẫn quỳ ở dưới đất khổ khổ khẩn cầu.

Giặc cướp không lý gì ông ta, hơn mười tên đang vận chuyển xe ngựa vận lương ra cột vào thân ngựa, định cột xong rồi đánh đi. Đội xe vận lương của bọn Dương Đạp Sơn có khoảng mười chiếc xe, nhất thời không thể cột hết được.

Dương Đạp Sơn giấu đoản kiếm sau người, quát lớn: "Ngừng tay! Ban ngày ban... cái gì đó mà dám cướp bóc hả, không sợ vương pháp sao?"

Một đại hán khôi ngô bước tới, tay cầm quỷ đầu đao, cười lạnh nói: "Dưa hấu lạy lạy dập đầu vỡ ra con sâu thối. Lão tử chém một đao cho mày chết!" Nói xong vung đao ra thế định chém.

Những giặc cướp thường nếu không gặp phải sự đề kháng liều mạng thì thường không làm hại đến tính mệnh của người bị cướp, không phải như những vua cướp trên núi. Do đó tên này chỉ vung đao làm ra vẻ mà thôi, muốn dọa cho Dương Đạp Sơn sợ là xong. Nhưng Dương Đạp Sơn không hiểu điều này, thấy đối phương vung đao lên, chẳng nghĩ ngợi gì hết vụt lóe hàn quang, chém ra một kiếm cắt phăng quỷ đầu đao, tiếp theo đó vung ra một cước đạp mạnh trúng vào bụng dưới của đại hán khôi ngô.

Đại hán ấy hự một tiếng lớn, mềm nhũn gục xuống đất, quỷ đầu đao rớt sang một bên.

Đối phương xuất thủ rồi, lão đại cũng bị đánh gục rồi, không khỏi khiến đám cướp này phải liều mạng. Chúng hét lớn, vung đao kiếm xông đến Dương Đạp Sơn.

Những giặc cướp này không biết võ nghệ gì, chẳng qua là đói quá nên tụ tập lại chặn đường cướp giật thế thôi. Do đó, tuy võ công của Dương Đạp Sơn chưa được kể là cao thủ nhất lưu, nhưng đối phó với đám giặc cỏ này rõ ràng là thoải mái có thừa. Hắn vung đoản kiếm lia lịa, chỉ đông đánh tây, chớp mắt đã hất văng hết đao kiếm của bọn cướp, đánh chúng ngã thành đống dưới đất.

Thấy Dương Đạp sơn đại triển thần uy, đánh ngã hết bọn giặc cướp, những người làm công cũng dũng cảm hẳn lên, đứng dây cướp lấy đao kiếm kềm chế bọn cướp.

Long Vương càng cao hứng hơn, chụp tay Dương Đạp Sơn, cảm kích vô cùng.

Chính vào lúc đó, chợt nghe Điền cô nương reo lên hoan hộ, từ trong phòng sau chạy ra, đến trước mặt Dương Đạp Sơn, cầm tay hắn, nhìn phải nhìn trái: "Ngươi... ngươi không thụ thương chứ, vừa rồi nguy hiểm quá, ngươi sao lại liều mạng như vậy, những thì này mất thì mất đi, người mà có mệnh hệ nào thì biết phải làm sao a?"

Thì ra Điền cô nương sợ Dương Đạp Sơn xảy ra chuyện, nên lấy hết can đảm chạy ra tiền viện nhìn lén. Vừa rồi Dương Đạp Sơn đánh ngã hết bọn cướp, nàng ta đều nhìn thấy hết.

Dương Đạp Sơn thấy nàng ta quan tâm thật lòng, cũng hợi cảm động, cười cười nói: "Những tên giặc cỏ này không chịu nỗi một cú đánh, sao có thể hại đến ta. Ta là bảo tiêu, gặp giặc cỏ mà không ra tay thì còn tính là bảo tiêu của mọi người nữa không?"

Chưởng quỹ và bọn người làm lúc này mới dám lòi mặt ra, giúp mọi người trói bọn cướp lại, rồi phái người đi báo lý chánh trong trấn để cho dân tráng trói giải bọn cướp này đi.

Long Vượng vốn là một nông dân, định làm ăn một chút để kiếm chút tiền, rồi đầu tư nhập cổ phần, cùng người khác hợp thành đội xe vận lương, chuyên môn đi buôn lương thực. Đội xe này là toàn bộ vốn liếng làm ăn của y, suýt chút nữa bị cướp trắng, hiện giờ Dương Đạp Sơn cầm giữ được bọn cướp giữ lại được lương thực của ông ta, khiến ông ta mừng rỡ vô cùng, cứ giữ tay Dương Đạp Sơ lắc lia lắc lịa, cảm kích khôn nguôi.

Điền cô nương cấu cho ông ta một cái: "Đừng có nói những lời vô dụng nữa, người ta giúp ông giữ được lương thực, ông không biết tạ ơn chút gì hay sao a?"

Long Vượng vội nói: "Đúng đúng! Phải như thế phải như thế." Xong móc từ trong người ra một túi tiền, đổ số bạc vụn trong đó ra, lớn lớn nhỏ nhỏ ước khoảng ba bốn lượng, phân ra làm hai, ngẫm nghĩ một chút rồi gạt thêm chút nữa thu lại.

Điền cô nương thấy vậy phiền cả lòng, bước tới giật hết dúi vào tay Dương đạp Sơn, quay đầu trừng mắt lườm Long Vượng: "Ngươi ta liều mạng giúp chúng ta giữ lại được lương thực, hơn mười xe lương đó nha! Đó có thể là toàn bộ gia tài, chút bạc này thế mà còn tiếc, thật là!"

Long Vượng cười khan: "Ta... ta làm vậy là muốn lưu lại chút dùng ở dọc đường mà." Xem ông ta từng tuổi này mà có cô vợ như hoa như ngọc vậy, sợ vợ là phải rồi.

"Lưu lại làm cái gì? Người ta giúp ông giữ được xe lương, tôi thấy ông còn lưu lại làm gì? Dương huynh đệ người ta một mình đối phó với nhiều tặc nhân như vậy, mạng còn không cần đến nữa, cứ nhìn cái lòng như vậy, chúng ta không thể để người ta thiệt thòi."

"Vậy... vậy cũng đúng..." Tuy ông ta nói vậy, nhưng ánh mắt cứ mãi nhìn túi tiền trong tay Dương Đạp Sơn.

Dương Đạp Sơn cười cười, phân bạc ra làm hai trả một nửa lại cho Long Vượng: "Ông chủ, ông trên đường còn chi cho chuyện ăn uống của các huynh đệ, không có tiền làm sao được. Ông thưởng một nửa cho ta là quá đủ rồi, ta còn lấy gấp đôi tiền công nữa chi?"

Long Vuợng vội tiếp lấy, cảm kích nói: "Ai da, Dương huynh đệ, cậu làm vậy... làm vậy là quá tuyệt rồi..."

Dương Đạp Sơn thấy Điền cô nương còn định nói nữa, vội lên tiếng: "Cứ như vậy đi, thêm một chút tôi cũng không nhận. Chúng ta trở về ngủ thôi, ngày mai còn lên đường sớm nữa." Nói xong tiến vào phòng lớn dành cho mọi người, những người làm khác cũng tiến vào phòng này, cởi áo đi ngủ cả.

Điền cô nương tính cách tuy táo tợn, nhưng nửa đêm nửa hôm thế này không dám tiến vào phòng của nam nhân người ta, liền đem cục tức trút lên người Long Vượng, trừng mắt hậm hực nhìn y, xong ỏng ẹo bước vào hậu viện.

Long Vượng hỏi: "Nàng đi đâu vậy?"

Điền cô nương đứng lại, quay qua đáp: "Dương huynh đệ cô khổ một mình, không có ai thương xót, y phục của hắn dơ thành như vậy rồi, hiếm khi nào có người dọc đường xướng ca gọi tôi một tiếng tỷ như vậy, tôi làm tỷ tỷ giúp hắn giặt y phục không được sao?"

"Được, được!" Long Vương cười hề hề đáp, "Chỉ có con vợ nhỏ của ta là biết thương người, hà hà."

Điền cô nương đi rồi, Long Vượng lại kiểm tra kỹ lại xe lương, dặn dò xa phu hậu cần coi chừng tử tế, mới trở về phòng ngủ.

Những ngày này trời nóng, y phục chỉ cần phơi một đêm là khô.

Sáng sớm hôm sau, Điền cô nương đem quần áo giặt sạch đem trả cho Dương Đạp Sơn, Dương Đạp Sơn định đổi y phục trên người trả lại, Điền cô nương cười nói: "Không cần đổi, ngươi cứ mặc là được, đó vốn là thứ ta chuẩn bị tặng cho đệ đệ của ta, hiện giờ tặng ngươi vậy."

"Đệ đệ của cô?"

"Ừ, hắn làm bộ khoái ở Khánh Dương phủ."

"Vậy à, vậy xin đa tạ bà chủ rồi."

"Coi ngươi khách khí chưa kìa! Nếu không hiềm khí, thì sau này gọi ta là tỷ tỷ đi."

"Cái này..." Dương Đạp Sơn hơi do dự, đưa mắt nhìn ông chủ Long Vượng ở bên cạnh.

Long Vượng cười mặt đầy nếp nhăn, len lén nhìn Điền cô nương, do dự một chút mới nói: "Dương huynh đệ, bà nhỏ tối quá đã nói rồi, huynh đệ giúp chúng ta nhiều như thế, đều không biết nên tạ huynh đệ thế nào. Hiện giờ thấy huynh đệ cô thân một mình, không có chỗ ở, bà nhỏ định... định nhận huynh đệ làm... làm một đệ đệ nuôi. Không biết ý cậu thế nào?"

Dương Đạp Sơn trước mắt không có chỗ nào để đi, càng không biết bản thân còn có thân nhân nào hay không. Suốt một tháng nay hắn cô thân một mình phiêu đãng khắp nơi, tư vị quả thật là khó chịu, giờ nghe lời này, vốn ra trong lòng đã định đáp ứng, nhưng liếc thấy thần tình của Long Vượng như vậy, rõ ràng là không vui chút nào.

Điều này là đương nhiên, vì có nam nhân nào thích vợ của mình tỷ tỷ đệ đệ thân mật với nam nhân khác như vậy không. Người đi kẻ lại, biết đâu rồi lửa gần rơm, bản thân ngày nào đó tự nhiên mọc thêm hai cái sừng cũng không có gì lạ lắm.

Dương Đạp Sơn mỉm cười, khom người nói: "Đa tạ ông chủ, đa tạ bà chủ nhỏ, ta không định cư ở chỗ nào, phiêu lưu tứ hải quen rồi, chuyện đó không có gì đáng ngại đâu."

Hắn đã tránh né chuyện nhận em trai nuôi, lại nói bản thân một mình phiêu lưu, hiển nhiên là uyển chuyển cự tuyệt. Long Vượng và Điền cô nương là ai mà không nghe ra được ý này, Long Vượng tức thời cười tươi: "Đúng a, xem Dương huynh đệ thân đầy võ nghệ là biết huynh đệ vốn là hào kiệt hành hiệp giang hồ, tứ hải là nhà, tiêu sái vô cùng, sao giống như chúng ta sinh hoạt cực khổ chứ a."

Điền cô nương sầm mặt lại nhìn trừng Dương Đạp Sơn, quay ngoắc người leo lên xe ngựa, bỏ rèm xe xuống.

Dương Đạp Sơn hơi áy náy, nhưng không biết phải nói như thế nào. Long Vượng gọi mọi người lên đường, đoàn xe ngựa nhắm thẳng Khánh Dương phủ.

Tiếp theo đó dọc đường không xảy ra chuyện gì, chỉ là khi Điền cô nương nhìn thấy Dương Đạp Sơn thì đều mặt lạnh như tiền không nói chuyện, nhưng vẫn thỉnh thỏng lén cho hắn thêm vài cái trứng, bình rượu, hoặc giúp hắn giặt tẩy y phục. Dương Đạp Sơn không nhẫn từ chối hảo ý của nàng ta, nên không hề cự tuyệt.

Rồi cuối cùng họ cũng đến được Khánh Dương phủ.

Khánh Dương phủ năm rồi không thu hoạch được bao nhiêu lương thực, dẫn đến nạn đói, dân đói đi đầy đường. Sau đó triều đình phát lương chẩn tai, thương lái lương thực các nơi vận chuyện một lượng lớn lương thực thực phẩm tới bán, từ từ mới khôi phục nguyên khí. Khi bọn họ tiến vào thành, dân đói chạy nạn đã còn rất ít.

Xe lương nhất mực vận chuyển vào phủ của ông chủ Long Vượng. Ngôi trạch viện này không lớn, nhưng cũng không nhỏ. Lương thực được vận chuyển vào khi lương ở phía sau vườn.

Long Vượng đến đó cười ha hạ nói với Dương Đạp Sơn: "Dương huynh đệ, sau khi nhận lương, nghỉ ngơi hai ngày, chúng ta sẽ trở về Tây An phủ, vận chuyện lương thực tiếp. Huynh đệ một thân võ nghệ, sau này cứ theo đội xe của ta đi, bao ăn ở, mỗi tháng gấp đôi tiền công, bốn trăm văn, thế nào?"

TruyenC

Copyright © 2024 TruyenC.