Trở về truyện

Nạp Thiếp Ký - Chương 504: Ở Khách Điếm

Nạp Thiếp Ký

504 Chương 504: Ở khách điếm

Hạnh nhi bỏ chung rượu, quỳ sụp xuống dập đầu: "Thiếu gia, Hạnh nhi khổ cực gì cũng chịu được, thiếu gia chôn mẹ cho Hạnh nhi, Hạnh nhi là nô tì của người rồi, Hạnh nhi nguyện ý cả đời đi theo thiếu gia, hầu hạ thiếu gia, ăn cực ăn khổ gì cũng chịu, cầu thiếu gia đừng đuổi Hạnh nhi đi, cầu xin thiếu gia mà!"

Dương Đạp Sơn cúi người xuống đỡ cô bé lên, Hạnh nhi giãy ra: "Nếu người không đáp ứng, Hạnh nhi cứ quỳ mãi ở đây!" Nói xong sụp người xuống đất khóc ròng.

Chưởng quỹ mập đang chào mời khác trước quầy thấy vậy vội bước tới nói với Dương Đạp Sơn: "Khách quan, khó có cô nương nào có hiếu có nhân như vậy, ngài hãy thu lưu cô ta đi, nếu không để một mình cô nương người ta đi đâu bây giờ."

Dương Đạp Sơn thở dài, hỏi Hạnh nhi: "Em không còn người nhà nào sao?"

Hạnh nhi đã khóc như người lệ, nghẹn ngào đáp: "Cha em đã mất từ khi em còn rất nhỏ rồi, lần này xảy ra nạn đói, người trong nhà đều đói chết cả, mẹ em không còn cách nào mới mang em chạy đến Khánh Dương phủ này. Thiếu gia, ngài hãy để em theo ngài đi, em sẽ không làm liên lụy gì ngài đâu, em cái gì cũng làm được, em có thể giúp ngài làm công, em có thể chịu cực khổ, cầu xin ngài mà..."

Tên hỏa kế nói lời lẽ khắc bạc lúc ban ngày cũng bước tới, thở dài khuyên: "Đúng vậy, khách quan à, cô nương này bán thân chôn mẹ, hai ngày rồi không có người để ý, ngài hảo tâm xuất tiền túi ra thế cô ta an táng mẫu thân như vậy, cô ta là nô tì của ngài là chuyện thiên kinh địa nghĩa rồi. Hơn nữa, hiện giờ chỗ chúng ta binh hoang mã loạn, bọn Mông cổ không ngừng quấy nhiễu, cô ta lại không có người nhà, một tiểu cô nương gặp phải giặc phỉ thì làm thế nào đây? Ngài làm người tốt thì làm đáo để, thu giữ cô ta đi."

Chưởng quỹ mập cũng nói: 'Đúng a, ta thấy khuê nữ này một lòng có hiếu với mẫu thân, đối với thiếu gia nhất định sẽ không tệ, ngày thường cũng có thể giúp khách quan ngài trải chiếu giặt đồ nấu cơm gánh nước, trời lạnh còn có thể ấm chân, hai người sống dựa vào nhau chẳng tốt hay sao a."

Hạnh nhi khóc lóc dập đầu: "Đúng vậy, thiếu gia, em cái gì cũng có thể làm được, có thể chịu khổ, không làm phiền đến thiếu gia đâu, người thu lưu em lại đi a."

Dương Đạp Sơn cười khổ, thấy lời của chưởng quỹ và tên bồi bàn nói cũng có lý, liền bảo: "Thôi được vậy, nhưng mà chúng ta phải nói rõ trước, theo ta thì phải chịu khổ lắm đó nghe. E nếu tình nguyện theo ta thì theo, nếu ngày nào đó em chịu khổ không nổi không muốn theo nữa, hay là có chỗ nào tốt để đi thì tùy tiện đi bất cứ lúc nào, được không?"

Hạnh nhi mừng rỡ, dập đầu thưa: "Đa tạ thiếu gia, thiếu gia đối với Hạnh nhi ân trọng như núi, Hạnh nhi biết thiếu gia là người tốt, Hạnh nhi sẽ cả đời theo thiếu gia, làm trâu làm ngựa báo đáp ơn người."

Dương Đạp Sơn cười: "Làm trâu làm ngựa thì không cần, ta ăn gì em ăn đó, dù gì ta no thì không để em đói đâu. Được rồi, đứng dậy đi."

"Dạ! Đa tạ thiếu gia!" Hạnh nhi lòng tràn đầy niềm vui, dập đầu thêm cái nữa mới đứng dậy.

Chưởng quỹ mập cười ha ha nói với Dương Đạp Sơn: "Khách quan, khuê nữ này nói hông sai, ngài thật là người có lòng tốt. Xác mẹ cô ta đặt ở cửa này hai ngày rồi, thối sình như vậy mà không ai giúp cô ta." Nhìn vào hai trăm văn tiền trên bàn, ông ta khẽ nuốt nước bọt, nói tiếp: "Tiền của ngài không nhiều, còn dốc hết túi giúp khuê nữ người ta, thật là khiến người bội phục a!"

Dương Đạp Sơn cười nói: "Ha ha, chưởng quỹ khách khí rồi." Rồi lật tay mời: "Chưởng quỹ ngồi xuống uống vài ly?"

"Không không." Chưởng quỹ mập xua tay cười cầu tài: "Tôi còn tiếp đãi khách nữa, ngài từ từ dùng đi." Xong dẫn tên bồi bàn đi.

Dương Đạp Sơn bảo Hạnh nhi ngồi, cười hà hà rót cho ly rượu: "Nếu như em sau này theo ta, chúng ta là người nhà rồi, nào, hai chúng ta uống cạn chung này!"

Hạnh nhi cầm nửa chung rượu của mình lên, đứng dậy nói: "Đa tạ thiếu gia! Hạnh nhi sau này nhất định tận tâm tận lực phục thị thiếu gia ngài."

Dương Đạp Sơn cười bảo: "Được a, nhưng mà thân thể em quá gầy, sau này thiếu gia sẽ cho em ăn nhiều một chút, mập khỏe lên, chúng ta là người lao động, thân thể giơ xương quá không được đâu. Nào, cạn!" Nói xong ngữa cổ uống cạn rượu trong chung.

Hạnh nhi cảm kích tạ ơn, uống cạn nửa chung rượu còn lại. Trước đó đã có kinh nghiệm, nên lần này uống không ho, chỉ ứa nước mắt chút thôi. Dương Đạp Sơn cười khà khà gấp cho nàng chút đồ nhắm.

Uống rượu xong, Dương Đạp Sơn ăn hai bát cơm lớn, cơm rượu no say, liền gọi chưởng quỹ mập lại hỏi: "Chưởng quỹ à, ông biết có chỗ nào làm không?"

"Ở đây đầy thành đều có người tìm việc làm, khó kiếm lắm a." Chưởng quỹ mập ngẫm nghĩ, lại nhìn lên nhìn xuống đánh giá Dương Đạp Sơn, rồi nói: "Chiều nay thấy ngài một mình vác quan tài đi, lực khí quả là không nhỏ, ở điếm tôi có chút việc làm, không biết ngài có muốn làm không?"

"Được a!" Dương Đạp Sơn cao hứng đứng dậy, "Làm cái gì? Hầu bàn à?"

Chưởng quỹ mập cười nói: "Cái đó thì không, tôi chỉ thỉnh làm công ngắn, mấy ngày trước có mua mấy xe củi, đều chất ở hậu viện, muốn thỉnh cậu giúp chẻ giùm, được không?"

"Được chứ!" Tuy chỉ là việc tạm, nhưng dù sao cũng có chút thu nhập, Dương Đạp Sơn lập tức đáp ứng ngay.

"Vậy thì tốt, cậu theo tôi." Chưởng quỹ mập dặn người làm coi cửa tiệm, dẫn Dương Đạp Sơn và Hạnh nhi ra phòng chứa củi phía sau vườn, chỉ vào đống củi chất cao như núi, "Chính là cái này, một ngày chẻ xong, xếp chỉnh tề, lo hai bửa cơm, một mặn một rau, cơm lo đủ, hai chục văn, làm không?"

Dương Đạp Sơn nhìn núi củi đó, hỏi: "Lo luôn hai bửa cơm cho ta và Hạnh nhi, được không?"

Chưởng quỹ mập nhìn Hạnh nhi ốm yếu đó, gật đầu: "Được! Cứ định như vậy. Sáng ngày mai bắt đầu, lời phải nói rõ, ngày mai không chẻ xong thì ngày mốt chẻ tiếp, chẻ xong thì thôi. Mấy ngày sau không quản cơm nước nữa, cũng không trả thêm tiền công!"

"Cái đó thì đương nhiên!"

Hạnh nhi nhìn đống củi, nói: "Thiếu gia, đống củi to như vậy hai người khỏe chẻ một ngày không xong, thế mà chỉ cấp 20 văn, quá ít rồi!"

Chưởng quỹ mập đỏ mặt, đống củi này vốn có giá chẻ là 30 văn, chẻ hai ngày, bao sáu bửa cơm mà người ta còn chưa chịu làm. Hiện giờ do thấy Dương Đạp Sơn là người thật thà, nên có ý muốn kiếm chút tiện nghi, không những bớt tiền công, còn giảm số bửa cơm, nên khi bị Hạnh nhi vạch mặt, y hơi bối rối, đành nói: "Cũng được, thấy khách quan là người hảo tâm, cộng thêm 10 văn nữa, được không?"

Dương Đạp Sơn ngược lại không thèm quan tâm, nhưng có thêm 10 văn thì cũng hay, liền gật đầu nói: "Được, sáng ngày mai chúng ta lại bắt đầu làm."

Rời khỏi quán cơm "Vị hương" đó, trời đã tối hẳn, Dương Đạp Sơn hơi say, chắp tay sau mông khẽ hát sơn ca, chân nam đá chân chiêu đi trên đường. Hạnh nhi thấy vậy, vỗi chạy lên đỡ hắn, đi qua mấy đường, thấy một gian khách sạn tên là "Khánh Dương khách sạn", ở cửa có một đôi sư tử đá rất uy vũ, và bốn cái đèn lồng đỏ treo cao, khí thế hoành tráng giống như một tòa lầu lớn vậy. Dương Đạp Sơn cười ha ha bảo: 'Ừ, không tệ, chúng ta hôm nay nghỉ ở đây thôi!" Nói xong chậm bứơc vào khách sạn.

Điếm tiểu nhị cười hì hì chạy ra đón: "Hai vị khách quan, các vị ngủ lại hả?"

Dương Đạp Sơn lảo đảo chỉ vào điếm tiểu nhị bảo: "Lời thừa, chúng ta không ngủ lại thì chạy vào đây làm gì? Hai gian phòng trên!"

Điếm tiểu nhị cười cầu tài quay sang nói vọng lên trên lầu: "Được a! Thượng phòng hai gian! Hai vị thỉnh lên lầu!"

Dương Đạp Sơn rề bước định lên lầu, Hạnh nhi đã kéo hắn lại, nói nhỏ: "Thiếu gia chờ chút..." Xong quay sang điếm tiểu nhị hỏi: "Thượng phòng của ngươi có giá bao nhiêu?"

"Thượng phòng ở đây phòng chính một ngày 500 văn, phòng đơn một ngày 300 văn, phòng hai người 400 văn..." Điếm tiểu nhị cười cầu tài đáp.

Dương Đạp Sơn nghe thế đầu liền to ra, hắn hiện giờ chỉ có 250 văn, ngay gian đơn cũng không đủ trả, tức thời tỉnh rượu nửa phần: 'Sao mà đắc vậy... không có rẻ hơn à?"

Điếm tiểu nhị liếc mắt thấy Dương Đạp Sơn một thân bố y, biết ngay là khổ lực chuyên làm công, nhưng mà người làm ăn chú trọng hòa khí sinh tài, cho nên không ra vẻ mắt chó nhìn người thấp, vẫn cười hề hề đáp: "Khách quan, Khánh Dương khách sạn của chúng tôi là số một số hai ở vùng này, trăm năm bản hiệu, bên trong bồn tắm hay gì cũng đều làm bằng gỗ hương đàn, chỉ có giường bên trong cũng có giá mười tám hai mươi lượng a..."

Hạnh nhi nói: "Thiếu gia, chúng ta... chúng ta còn chưa lấy hành lý, đi lấy hành lý trước, rồi quay về ở, được không?"

Dương Đạp Sơn mượn cớ đó hạ đài, dùng tay chỉ chỉ điếm tiêu 3nhị: "Ừ, không sai, được, chờ thiếu gia đi lấy hành lý rồi quay lại! Giữ một gian chờ đó!"

Điểm tiểu nhị nghe Hạnh nhi gọi tên khổ lực này là thiếu gia, tức thời thu lại lòng coi khinh, cung cung kính kính nói: "Dạ..., nhất định giữ lại cho hai vị, đại gia, cô nương từ từ đi..." Rồi nhất mực đưa tới cửa.

Dương Đạp Sơn lắc lư người đi thật xa, sau đó dừng lại, cười khổ nói: "Hạnh nhi, rất may là có em, nếu không hai chúng ta tiến vào được mà ra không được rồi."

Hạnh nhi nói: "Thiếu gia, chúng ta đi lên trước, em và mẹ lúc đi xin ăn có đi qua đường này, em biết có mấy khách sạn trên đường này giá rất tiện nghi, hay là chúng ta đến đó xem thử."

Dương Đạp Sơn đáp ứng, hai người đến mấy gian khách sạn mà Hạnh nhi nói, thấy ra vào cửa mấy khách sạn đó đều là những người làm công ăn mặc giống như Dương Đạp Sơn. Hôm nay trời nóng, có người còn phạch ngực ra ngồi ở cửa tán chuyện.

Dương Đạp Sơn bước lại, một điếm tiểu nhị thân hình khôi ngô bước tới, lừ mắt nhìn Dương Đạp Sơn, xong quay sang Hạnh nhi ốm yếu, chề môi khinh bĩ, khoanh tai nói giọng âm dương quái khí: "Trụ điếm hả?"

"Ừ, bao nhiêu tiền?"

Điếm tiểu nhị không đáp, quay mặt ngước ngước về phía tường.

Dương Đạp Sơn đưa mắt nhìn, thấy trên tường ở cửa có treo một khối gỗ lớn, ghi giá cả: Phòng tốt gian đơn một ngày 50 văn; phòng phổ thông gian đơn 30 văn, phòng đôi 40 văn, phòng ba 45 văn, phòng lớn giường ghép mỗi người 10 văn, trải chiếu mỗi vị 6 văn.

TruyenC

Copyright © 2024 TruyenC.