Trở về truyện

Nạp Thiếp Ký - Chương 471: Vết Chém Đặc Biệt (2)

Nạp Thiếp Ký

471 Chương 471: Vết chém đặc biệt (2)

"Vết thương chém bằng vật bén rất bóng, điều này thì muội biết rồi." Dương Thu Trì buông eo thon của nàng ra, dùng châm thăm chỉ vào hơi thô trên vết cắt ở cổ của nạn nhân trong quan tài: "Nhưng vết thương do chặt chém này có chỗ lại không bóng loáng, có chút hơi xướt hơi thô, có vẻ như là hung khí chỗ này bị cùn... là vết thương do bị xé rách!"

Tống Vân Nhi hưng phấn reo lên: "Muội biết rồi, hung thủ dùng đao chém, chỗ chém này có một vết mẻ hoặc cong quằn đi, tạo ra một vết hằn."

Dương Thu Trì trợn mắt nhìn nàng: 'Coi muội đó, vậy mà còn nói mình ngốc, ta mới mở đầu có chút mà muội đã đoán ra rồi."

Tống Vân Nhi có chút đắc ý: "Cái này người chết đã lâu, nếu là người mới chết thì muội đã phát hiện ra lâu rồi."

"Ừ, vậy muội hãy can cứ vào phát hiện này, nói con đường mà muội sẽ dùng để phá án đi!"

Tống Vân Nhi trầm ngâm một chút, nói: "Từ những phán đoán nãy giờ, hung thủ có khả năng dùng đao có vết mẻ để chém. Với đao mà nói, thì vết xướt như vậy có thể coi là từ đao có vết mẻ khá to rồi. Nếu chúng ta đem đối tượng hiềm nghi thu hẹp lại trong cẩm y vệ của Kỷ Cương, thì căn cứ vào những manh mối đã điều tra, chúng ta có hai đường để phá án. Một là án này phát sinh vào ngày 3 tháng chín năm rồi, do một cẩm y vệ bị bệnh hoa liễu thực hiện. Hai là kiểm tra cẩm y vệ sử dụng Tú Xuân đao có vết mẻ bằng hạt gạo. Đúng không?"

Dương Thu Trì gật gật đầu: "Rất đúng, nhưng mà, đường manh mối thứ hai vẫn còn chưa thể con là phương hướng phá án chủ đạo."

"Vì sao?" Tống Vân Nhi hiếu kỳ hỏi.

"Cẩm y vệ trong kinh thành có hơn vạn, chúng ta chẳng lẽ đi kiểm tra hết từng thanh đao hay sao?" Dương Thu Trì mỉm cười, "Hơn nữa, hung thủ tuy hầu như là cẩm y vệ của Kỷ Cương, nhưng hung thủ tiến hành ám sát không nhất định là đương nhiên sử dụng Tú Xuân đao, nếu như dùng những loại đao khác, cho dù chúng ta kiểm tra hết cả hơn vạn thanh Tú Xuân đao trong kinh thành, cũng chưa chắc là tìm ra người này."

"Hi hi, cái đó cũng phải. Vậy manh mối này cơ bản chẳng dùng được gì hay sao?"

"Cái đó cũng không thể nói như vậy," Dương Thu Trì đáp, "Chí ít, đặc điểm này cũng có thể khiến sau khi chúng ta phát hiện ra hiềm nghi phạm tội rồi, sẽ tiến hành xác định sau. Cẩm y vệ vừa mắc bệnh hoa liễu vừa có vết rạn trên đao, cơ bản có thể xác định là hung thủ rồi."

"Ừ, nhưng mà nếu trên lưỡi đao có chỗ mẻ như hạt gạo, thì đao coi như sắp không dùng được rồi, không có giá trị đánh đấu nữa, phải đi đánh làm lại."

Dương Thu Trì động tâm: "Đúng a, Tú xuyân đao của cẩm y vệ khi phát ra, thu hồi lại để chỉnh sửa đều do quân giới khố của cẩm y vệ quản lý. Nếu như hung thủ sử dụng Tú Xuân đao, hơn nữa lưỡi của thanh đao này bị mẻ, thì không thể dùng nữa, mà đến quân giới khố đăng ký đổi hay sửa lại. Tra một chút sổ sách ghi chép vào tháng chín năm rồi, có thể còn có phát hiện gì đó!"

Hai người tìm được manh mối này, đều vô cùng cao hứng.

Tiếp đó, Dương Thu Trì lấy mẫu máu của người chết, kiểm tra xong, Tiết Lộc liền tới hỏi tình hình kiểm nghiệm, Dương Thu Trì không tiện nói kỹ với ông ta, chỉ đáp là đã phát hiện một số mấu chốt, cần phải tiếp tục theo dấu điều tra.

Trở về Dương phủ, Dương Thu Trì đến thư phòng trước để tiến hành kiểm nghiệm thanh chủy thủ.

Căn thư phòng cũ vốn dùng làm phòng tân hôn cho hắn và Lữ Hoàn Cơ do hoàng thượng tứ hôn, rồi sau đó Lữ Hoàn Cơ dùng làm chỗ ngoại tình... đã khiến Dương Thu Trì cảm thấy bức bối, nên đã ra lệnh phá hủy xây lại, hơn nữa còn án chiếu theo ý hắn mà xây. Hiện giờ, bình điện hấp thu năng lượng mặt trời đã được ẩn giấu rất tốt, và cái tủ hợp kim của hắn cũng được đặt ở vị trí khá an toàn và bí mật.

Dương Thu Trì lấy thanh chủy thủ ra, dùng kính phóng đại nghiên cứu dây thừng quấn quanh cán đao, không phát hiện dấu tay máu, xem ra sau khi hung thủ đâm một đau, trước khi máu ứa ra tay đã buông bỏ cán dao, hoặc có thể thẳng thừng ở cự li nào đó phóng chủy thủ cắm thẳng vào tim nạn nhân.

Như vậy có thể nói, trên chủy thủ không thể lưu lại dấu tay máu, hắn chỉ đành tìm kiếm dấu tay vô hình do mồ hôi để lại thôi.

Dương Thu Trì dùng bàn chảy từ tính lấy dấu tay cẩn thận quét lên cán đao, lấy được mấy dấu tay nhợt nhạt và khiếm khuyết, nhưng cũng khiến hắn cao hứng phi thường. Hắn lập tức tiến hành so sánh dấu vân tay với các bộ khoái của nha môn là những người đến khám hiện trường lúc đó.

Sau khi so sánh một hồi, Dương Thu Trì ngẩn ngơ, vì những dấu tay tàn khuyết trên cán đao đều là của bộ khoái tham gia khám tra hiện trường lưu lại.

Chẳng lẽ hung thủ không hề lưu lại dấu tay trên đao?

Con người ta không phải khi sờ chạm vào bất kỳ cái gì cũng lưu lại dấu tay. Để có thể lưu lại dấu tay, hay là có thể lưu lại dấu vân tay mà kỹ thuật hiện hữu có thể thu lấy được, thì phải chịu rất nhiều nhân tố ảnh hưởng, chủ yếu là do đặc tính của bản thân vật thể tiếp xúc, sau đó là tình huống mồ hôi tay của con người. Đương nhiên, còn có sự ảnh hưởng của kỹ thuật và thủ đoạn thu mẫu vân tay này. Nhân tố ảnh hưởng đến việc lấy mẫu vân tay quá nhiều, do đó lấy không được dấu vân tay cũng là chuyện rất đỗi bình thường.

Đương nhiên, còn có một số tình huống khác, ví dụ như hung thủ sử dụng bao tay hay các công cụ che phủ bàn tay lại, ngăn trở lưu lại dấu vân tay này. Rốt cuộc là nguyên nhân gì thì chưa thể biết được, nhưng hiện giờ chưa lấy được dấu tay của hung thủ là sự thật bày ra trước mắt Dương Thu Trì.

Dương Thu Trì lấy mẫu máu xét nghiệm nhóm máu trên dao, thấy phù hợp với người chết, đều là nhóm B, trong khi phân tích tinh dịch thu được ở hiện trường, thì hung thủ có nhóm máu A, nhưng vậy cho thấy trên đao không hề lưu lại máu của hung thủ (nếu có trường hợp ẩu đả hay chống cự xảy ra).

Việc làm này trông có vẻ vô ích, nhưng kỳ thật không phải vậy. Nếu như trên đao phát hiện máu có nhóm khác, thì đó ắt là một manh mối trọng yếu, điều tra hình sự thường phải tận hết khả năng phát hiện manh mối, rồi căn cứ manh mói tìm kiếm người hiềm nghi. Cho nên, công tác kiểm nghiệm pháp y quy định rất rõ các hạng mục kiểm nghiệm thường quy, chính là đề phòng bỏ qua những manh mối quan trọng. Những kiểm tra xem ra vô dụng căn cứ vào án tình thế này tuyệt đối không được bỏ qua, nhân vì không ai có thể ngờ trong đám mây lại có nước mưa, manh mối trọng yếu để phá án biết đâu sẽ nằm đâu đó trong số chi tiết vô dụng này.

Chiều tối hôm đó, Mã Độ và Ngưu Đại Hải mang theo một tập tờ ghi chép thật dày tới Dương phủ.

Mã Độ khom người nói: "Đại nhân, ti chức và Ngưu thiên hộ mang theo người đến các lang trung của cẩm y vệ ở kinh thành tiến hành điều tra cẩn thận, tra hỏi mọi lang trung, và tra xét sổ đăng ký trị liệu tương ứng, xác định vào tháng chín năm rồi có tổng công 127 cẩm y vệ đến lang trung trị bệnh. Ti chức đã lấy những chỗ đăng ký và phương thuốc kê khai đến đây."

Mẹ! Dương Thu Trì mắng thầm một câu, sao nhiều cẩm y vệ bị bệnh hoa liễu vậy trời! Thật là đám sắc lang quỷ đói mà! Nhân vì Minh triều việc ca xướng chơi lầu xanh là công khai và hợp pháp, mại dâm chơi hoa là hợp pháp nên loại bệnh này không húy kỵ gì như thời hiện đại, cùng không hề có chuyện thẹn thùng giấu giếm không đi khám chữa bệnh (Xem thêm chú thích (*)). Do đó,con số này xem ra là chuẩn xác, đối với việc tra án rõ ràng là vô cùng có ích.

Nhưng trong hơn trăm người này, làm sao tra ra hung thủ đây?

Chú thích:

Nghề ca kỹ và Bệnh hoa liễu:

Nghề ca kỹ ra đời trước cả nghề con hát và là một trong ba ngành nghề (thầy giáo, thầy thuốc, con đĩ) ra đời sớm và tồn tại trong mọi thời đại. Nghề này có từ thời Xuân Thu bên Tàu, do tướng quốc Quản Trọng khai sáng. Thuở xưa, khi Tề Hoàn công mới làm vua nước Tề, Quản Trọng có dâng một kế sách nhằm tăng thu ngân sách. Một trong những điểm của kế sách là việc lập nên những nhà Nữ Lưu, dùng ca nữ phục vụ múa hát và tình dục cho quân lính và mọi người vào vui chơi thu tiền (Thời đó chưa hề có khái niệm về “thanh lâu” hay “hồng lầu” gì cả). Đại ý của việc lập ra nhà Nữ Lưu này như sau:

- Không ai muốn cưới xin gả bán, nạp thiếp, thêm hầu chỉ vì một chuyện trăng hoa. Vì cưới xin đụng chạm nhiều tới quyền lợi của các bên liên quan trong một gia đình họ tộc, phát sinh ra đủ thứ chuyện lằng nhằng rắc rối. Giải quyết những vụ lằng nhằng này ngay sau những lần trăng hoa với một số bạc nho nhỏ thì quả là hợp tình hợp lý.

- Nếu chỉ vì chuyện trăng hoa mà phải tăng thê tăng thiếp, thì nó sẽ là nguyên nhân gia tăng mâu thuẫn trong xã hội. Bất kỳ xã hội nào thì người giàu cũng chiếm tỷ lệ thấp; người nghèo chiếm tỷ lệ cao. Người giàu sẽ lấy nhiều vợ (nếu được phép); người nghèo chỉ còn cách xem xem rước dâu và mơ tưởng, hoặc ở vậy suốt đời, chỉ cưới được vợ xấu. Và nếu không có cách giải quyết hợp lý, các cuộc chiến sẽ nổ ra nhằm thay đổi sự bất công xuất phát từ phân phối phụ nữ trong xã hội phong kiến này.

Trong văn học, người Trung Quốc gọi các cô làm nghề xướng ca là kĩ nữ. Kĩ nữ nguyên nghĩa chỉ là người con gái làm nghề ca xướng, múa hát. Chữ kĩ (bộ nữ) của tiếng Hán được Việt Nam ta đọc Nôm thành đĩ. Kĩ nữ của Tàu trở thành Con đĩ của ta. Kỹ nữ lúc đầu chỉ có nghĩa là người con gái làm nghề hát xướng chứ không phải là con đĩ làm nghề mại dâm như ngày nay! Đó là một nghề rất lịch sự, các quan ăn uống vui chơi, các cô hầu rượu, múa hát những bài do các quan yêu cầu. Nhưng sau đó, những chầu hát dần dần bị biến thành nơi cợt nhả, bá vai gối đùi, là cái cớ cho những trận trác táng, tằng tịu, dâm loàn. Sự biến chất này cũng tương tự như ý nghĩa của từ Thanh lâu (lầu xanh) và Hồng lâu (lầu hồng). Lầu xanh lúc đầu dùng để chỉ nhà sang trọng. Đến khoảng đời Đường thì được dùng đển chỉ nơi ở của kĩ nữ, và cuối cùng trở thành:

"Lầu xanh có mụ Tú bà,

Làng chơi đã trở về già hết duyên" (Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Và kèm theo hiện tượng kỹ nữ, khách làng chơi, dâm loàn và tình dục không an toàn này, đã phát sinh những bệnh hoa liễu từ ngày xưa. Bệnh phổ biến nhất đề cập từ thời xưa là bệnh lậu (có nhiều truyền thuyết liên quan đến Dương Quý Phi, thời Đường) (?).

Bệnh lậu (gonorrhea) là một bệnh lây qua đường sinh dục, gây ra bởi vi trùng có tên là Neisseria Gonorrhoeae. Bệnh lậu đã được biết đến từ hàng nghìn năm nay. Các thầy thuốc thời cổ đại Hy Lạp gọi lậu là căn bệnh của những người ăn chơi trác táng, chìm đắm trong nhục dục. Vi trùng lậu có thể truyền từ người này sang người khác trong khi giao hợp (qua âm đạo, miệng, hoặc hậu môn), và gây ra nhiễm trùng ở cổ tử cung, âm đạo hoặc niệu đạo (đường dẫn nước tiểu từ bọng đái, bàng quang, ra ngoài).

Việc điều trị các loại bệnh này hiện nay chủ yếu là dùng kháng sinh, trị dứt hoàn toàn theo chỉ định của bác sĩ. Ngày xưa, chưa có kháng sinh thì làm thế nào? Có nhiều bài thuốc trị bệnh này, các vị chủ yếu từ diêm sinh (muối lưu huỳnh), bản lam căn, thù lũ... có tác dụng sát trùng mạnh, có vẻ như trị chứng (biểu hiện ngoài ra) chứ không trị căn (vi trùng), cho nên khó có thể dứt hẳn bệnh.

TruyenC

Copyright © 2024 TruyenC.