Trở về truyện

Ma thổi đèn 2 - Mê động Long Lĩnh - Chương 18 - Long Cốt

Ma thổi đèn 2 - Mê động Long Lĩnh

18 Chương 18 - Long cốt

Cuối cùng cũng ra khỏi hang động, tôi đang định hò reo vui mừng, tự dưng nghe Tuyền béo nói trên lưng mọc ra "mặt người", một câu nói chẳng đầu chẳng đuôi như gáo nước lạnh té thẳng vào mặt tôi, niềm hưng phấn cũng nguội đi quá nửa, tôi vội ngoẹo cổ nhìn ra sau lưng, rồi mới sực nghĩ ra mình không thể nhìn lưng mình được, liền hỏi lại Tuyền béo: "Giời ạ, cậu xì xằng cái quái gì thế? Lưng tôi mọc mặt người á? Mọc chỗ nào? Mặt ai? Đừng dọa rồ kiểu ấy, dạo này tôi đang suy nhược thần kinh đấy."

Tuyền béo kéo Răng Vàng lại, chỉ vào lưng tôi: "Tôi doạ cậu làm gì, cậu để anh Răng Vàng nhìn xem tôi nói đúng hay không."

Răng Vàng đặt ngọc Văn hương đang ôm trong lòng xuống đất, hắn ở trong hang tối quá lâu, mắt bị lóa, liền đưa tay dụi dụi mắt, đứng sau lưng tôi quan sát: "Ừm... ấy? Anh Nhất này, ở chỗ hai xương bả vai sau lưng ông, quả có vết giống như là vết chàm, to cỡ bàn tay ấy, nhưng... không rõ lắm... mà đây là mặt người á? Hình như giống... giống con mắt hơn."

"Cái gì? Sau lưng tôi mọc ra một con mắt?" Đầu tôi như muốn nổ tung, nhắc đến "con mắt", hình ảnh đầu tiên mà tôi nghĩ đến luôn là tòa thành cổ Tinh Tuyệt ở sa mạc Tân Cương, những hồi ức như ác mộng đó cũng chẳng kém gì những ký ức oanh liệt hồi tôi xông pha nơi chiến trường, đều đáng sợ và đau xót như nhau. Tôi vòng tay ra sau lưng sờ lên lưng mình, không cảm thấy gì hết, vội bảo Răng Vàng tả lại thật kỹ cho tôi xem rốt cuộc vết chàm đó hình thù ra sao, rốt cuộc là "mặt người" hay là "con mắt".

Răng Vàng nói: "Là vết chàm đỏ sẫm hình tròn, không nhìn kỹ không ra đâu, từng vòng từng vòng ấy, hao hao giống con ngươi, có thể tôi nói không chuẩn lắm, giống nhãn cầu thì đúng hơn, chứ không giống mắt lắm, không có mí và lông mi."

Tôi lại quay qua hỏi Tuyền béo: "Này béo, cậu vừa bảo giống mặt người cơ mà? Sao anh Răng Vàng lại bảo giống nhãn cầu."

Tuyền béo đứng sau lưng tôi nói: "Cậu thông cảm, nãy giờ đầu óc tôi toàn nghĩ đến cái mặt người trong hồn mộ, rồi đột nhiên nhìn sau lưng cậu, thấy mọc đâu ra cái dấu tròn tròn, cứ tưởng là mặt người, giờ nhìn kỹ lại rồi, cậu đừng nói gì vội... trông giống cái kiểu nhãn cầu chúng ta thấy ở thành cổ Tinh Tuyệt lắm cậu ạ."

Răng Vàng và Tuyền béo càng nói tôi càng hoảng, đây chắc chắn không phải là vết chàm, trên nguời tôi có vết chàm hay không tôi lại chẳng rõ? Sau lưng rốt cuộc mọc ra thứ gì? Bực nhất là không có gương, chẳng nhìn được sau lưng mình.

Lúc này Răng Vàng bỗng kêu lên: "Anh Tuyền béo, trên lưng anh cũng có vết chàm giống y như của anh Nhất này, hai anh mau xem trên lưng tôi có không?"

Tôi liền quan sát lưng Răng Vàng và Tuyền béo, phát hiện ra mé trái trên lưng Tuyền béo có một vết màu đỏ sậm hình tròn, quả có giống vết chàm thật, trông mờ mờ nhạt nhạt, đường nét không quá rõ ràng, to cỡ bàn tay, hao hao hình dạng nhãn cầu, nhưng cũng không thể nói chắc trăm phần trăm, cái màu đỏ sậm như màu máu đông, dưới ánh nắng hiu hắt cuối chiều trông lại càng chối mắt.

Còn lưng Răng Vàng lại nhẵn thín, ngoài những vết chà xát ra thì chẳng có gì hết.

Tôi và Tuyền béo chết đứng người, đây rõ mười mươi không phải chuyện trùng hợp gì, mà xem chừng không xuất hiện lúc đi cùng với Răng Vàng, đếm tám mươi phần trăm là có liên quan đến chuyến đi Tân Cương, lẽ nào những người sống sót trong chuyện thám hiểm đó, đều bị cái động sâu không thấy đáy kia nguyền rủa?

Còn nhớ khi vừa đến Cổ Lam hai hôm trước, chúng tôi gặp nạn trên sông Hoàng Hà, mình mẩy ướt sũng, rồi vào nhà nghỉ cùng tắm nước nóng, lúc ấy... hình như có thấy lưng ai có vết đỏ kỳ lạ nào đâu, nói vậy thì nó mới chỉ xuất hiện trong một hai ngày gần đây thôi, hay là bị nhiễm virus gì trong ngôi cổ mộ Long Lĩnh? Nhưng sao trên lưng Răng Vàng lại không có? Hay là hắn có khả năng miễn dịch đối với loại virus này chăng?

Tuyền béo nói: "Thôi đừng nghĩ nhiều làm gì, để đầu óc thảnh thơi một chút, cũng có gì ghê gớm đâu, chẳng đau chẳng ngứa, về khách sạn tắm rửa, lấy cái cọ người cọ mạnh vào, có khi mất ngay ấy mà. Chuyến này ta vớ dược báu vật, nên vui mừng mới phải. à... mà hai người xem đây là đâu? Sao tôi tháy quen quen nhỉ?"

Tôi mới ra khỏi hang, đã bị Tuyền béo bảo sau lưng có vết gì lạ, đầu óc hoang mang, chẳng để ý xem cửa hang dẫn ra chỗ nào, chỉ nhớ là cửa hang rất hẹp, toàn những đụn đất vàng trồi thụt, giờ nghe Tuyền béo nói quang cảnh xuyng quanh trông quen mắt, liền ngưới mắt lên nhìn, rồi bật cười thành tiếng: "Thì ra loang quanh cả ngày trời, khéo quá là khéo, lại quay mẹ nó về đúng chỗ cũ."

Thì ra cửa hang chúng tôi vừa chui ra, chính là cái đụn đất rỗng lúc tôi leo lên sườn núi để quan sát hình thế phong thủy xung quanh rồi quay xuống giẫm phải ở lưng chừng núi khi vừa mới đến miếu Ngư Cốt, suýt nữa là thụt vào bên trong. Lúc đó Răng Vàng và Tuyền béo nghe tiếng chạy tới, kéo tôi ra, chỗ tôi giẫm phải ấy, đất đá sụt xuống tạm thành một cửa hang. Lúc ấy bọn tôi còn nhìn vào trong quan sát, tưởng là một khe núi liền với hang đá vôi bên dưới, nhưng giờ xem lại, thì ra nơi đây nối liền với hang động có đặt đỉnh đồng xanh mặt người, vòng vèo trong hang động cả ngày, cuối cùng không ngờ lại bò ra từ cái hố khi trước vô tình giẫm phải.

Hành lý đồ đạc của chúng tôi đều đẻ cả trong miếu Ngư Cốt cách đây không xa lắm, điều quan trọng nhất là lúc này là phải mau tìm quần áo mặc vào, chứ nếu bị chị em nào bắt gặp, thế nào cũng chửi bọn tôi là lũ dâm dê biến thái.

Vết chàm đỏ bất ngờ xuất hiện trên lưng như một bóng đen phủ lên thắng lợi lần này của chúng tôi, trong lòng đều không lấy gì làm thống khoái, lát về phải tìm bác sĩ khám xem sao, mặc dù không có cảm giác nào khác thường, nhưng dù sao nó không phải là hàng nguyên kiện, bỗng dưng mọc ra trên lưng, thấy chướng vô cùng.

Gió trong khe núi thổi mạnh, không manh áo che thân, ba thằng vác ngọc Văn hương chạy về miếu Ngư Cốt. Hành lý vẫn nguyên vẹn giấu sau bệ thờ Long Vương, ba người chia nhau tự tìm quần áo mặc vào, lấy rượu trắng ra làm vài ngụm, nói gì thì nói, ngọc Văn hương đã nầm trong tay, đem về Bắc Kinh xuất hàng một cái, lời lãi không mọn đâu.

Răng Vàng ăn uống no say, ve vuốt phôi ngọc Văn hương, rồi nhất thời khoái chí, chất giọng ngâm nga: "Ta đâu phải ngữ xấu xa trộm cướp, vốn bình sinh không thó ngựa cắp thành, lũ tiểu nhân trùm sò nhãi nhép, ta vung gươm ngàn vạn đứa tan tành... "

Tôi cũng có chút vui mừng vì mối hời trước mắt, nhưng thoạt nghĩ đến vết chàm đỏ trên lưng, lại mất hết cả hứng, chỉ biết âm lặng ngồi nhấm từng ngụm rượu.

Răng Vàng thấy vậy, bèn khuyên giải: "Anh Nhất, anh cũng là người nghĩ thoáng, chuyện này cần gì phải để bụng, khi nào về ta vào viện khám xem sao, nếu quả không thể phẫu thuật cắt bỏ miếng da đó đi, thì thôi dù gì vết đó cũng không lớn, trông cũng không quá sâu, chắc không sao đâu, tốt nhất tìm thầy lang trước, bốc vài thang thúôc uống là tiêu ngay."

Tuyền béo nói: "Bọn tôi có phải bị bệnh ngoài da đâu, tìm bác sĩ để làm gì, thế thà tự tôi lấy đầu điếu thuốc gí vào cho xong... "

Tôi nói với cả hai: "Thôi, muốn ra sao thì ra, dù sao hôm nay còn chưa chết, ta cứ uống cho đã đi hẵng, chuyện ngày mai để ngày mai lo."

Tuyền béo nhấc chai rượu cụng với tôi, ngửa cổ, tu một hơi cạn sạch nửa chai rượu: "chúng ta vừa mới phát tài, cần chú ý đến cái mạng một tí, nửa đời còn lại phải hưởng thụ nữa chứ."

Ăn uống đâu đó xong xuôi thì trời cũng đã tối, chúng tôi đi cả đêm về ngôi làng dưới chân dốc Bàn Xà, lại xin tá túc một đêm trong làng, hôm sau quay về Cổ Lam chuẩn bị đáp thuyền lên phía Bắc, nhưng lại được thông báo hai ngày nay vùng thượng du có mưa lớn, thế nước lớn lắm, sớm nhất phải chờ đến ngày kia bến đò mới có thuyên đi.

Chúng tôi thương lượng một hồi, thấy rằng nếu tới bến đò khác bắt thuyền, nhanh nhất cũng phải mất một ngày đường mới tới được nơi, vậy chẳng bằng nán lại Cổ Lam một hai hôm, nhân tiện nghỉ ngơi thư giãn, ngoài ra có thể đi lượn lờ quanh huyện, biết đâu lại kiếm được chút hàng, thu thêm được vài món minh khí.

Vậy là chúng tôi trọ lại quán trọ lần trước, có điều lần này khách trọ đã ở gần kín, nhiều nguời cũng đợi qua sông. Cổ Lam là địa phương nhỏ, chỉ có dăm ba nhà nghỉ quán trọ, không có sự lựa chọn nào khác, chúng tôi đành trọ lại phòng tập thể dưới tầng một.

Một phòng trọ tập thể có tám giường, chúng tôi vào thì đã năm giường có người, còn ba giường trống, không yên tâm để lại đồ quý như ngọc Văn hương vào tủ đề đồ, đành bọc gói lại thật kỹ trong ba lớp ngoài ba lớp, thay phiên nhau trông trong phòng, ra ngoài là ôm bên mình.

Tối hôm đó, Tuyền béo và Răng Vàng ở lại trông ngọc, tôi tranh thủ ra nhà tắm phía sau quán trọ tắm rửa, vừa hay gặp được ông Lưu uống rựou với chúng tôi bữa nọ.

Chào hỏi vài câu khách sáo vài câu, tôi hỏi thăm trong vùng xem có ông lang nào nổi tiếng, có thể chữa bệnh ngoài da không.

Ông Lưu nói cũng có một thầy lang rất mát tay, có thể trị dứt điểm bệnh vẩy nến, sau đó ông lại quan tâm hỏi tôi mắc bệnh thế nào, khó chịu ở đâu.

Lúc đó tôi chuẩn bị đi tắm, trên người chỉ bận mỗi áo lót, bèn tiện tay cởi luôn cúc áo cho ông Lưu xem lưng, bảo lưng mình như bị ghẻ, muốn tìm thầy thuốc khám xem sao.

Ông Lưu xem xong thì lấy làm kinh ngạc nói: "Trời đất, cậu làm sao có cái này vậy? Tôi thấy đây không giống bệnh ngoài da, cái vết đỏ như màu máu đông này, hình dạng trông rất giống một con chữ, mà con chữ này tôi còn thấy rồi cơ."

Tôi vô cùng ngạc nhiên: "Sao? Cái sau lưng cháu là chữ ạ? Bác có biết là chữ gì không?"

Ông Lưu chậm rãi nói: "Ấy là hồi năm 80, huyện chúng tôi xây trưừong tiểu học, lúc đào móng, thì đào được các mảnh xương động vật rất lạ. Lúc ấy dân quanh đó tranh cướp hết sạch, sau đó dodọi khảo cổ đến, réo trên đài phát thanh huyện thu mua lại toàn bộ. Các chuyên gia của đoàn khảo cổ trọ ngay tại nhà nghỉ này, lúc bọc họ thu mua, tôi thấy trên bề mặt một miếng xương cso khắc con chữ này, mà không chỉ một lần đấy thôi đâu."

Nghe đến đây, tôi không còn lòng dạ nào mà tắm rửa nữa, liền kéo ông Lưu vào phòng ăn của nhà trọ, kiếm chỗ vắng lặng, xin ông kể lại cho tận tường tỉ mỉ.

Vết trên lưng tôi có chỗ nông chỗ sâu, đường nét và tầng lớp rất giống nhãn cầu, hình dạng y như con mắt ngọc tôi đánh vỡ trong thành cổ Tinh Tuyệt. Tôi cứ lo đây là lời nguyền gì đó, không chừng không chỉ có tôi và Tuyền béo, cả Shirley Dương và giáo sư Trần đang ở tận bên Mỹ cũng gặp phải tình trạng này cũng nên.

Giờ nghe ông Lưu nói đây không phải nhãn cầu, mà là một chữ, hỏi sao tôi không sốt sắng cho được, tôi rút thuốc châm cho ông Lưu một điếu. Lúc này nhà bếp đã hết giờ làm việc, ông già cũng đang ranhr ỗi, liền kể lại cho tôi toàn bộ đầu đuôi câu chuyện.

Thật ra sự việc này xảy ra cách đây chưa lâu, tính ra cũng chưa đến ba năm trước, năm đó các chuyên gia trong đội khảo cổ trọ tại đây, kiểm kê sắp xếp lại số xương thu mua được. Lãnh đạo địa phương cũng hét sức coi trọng việc này, nên đã cho phong tỏa khu nhà, ngoài những người có nhiệm vụ ra, không ai được vào.

Ông Lưu làm trong nhà bếp quán trọ, vốn là người hay chuyện, lúc thường vẫn nấu cơm cho đoàn khảo cổ, , khi rỗi rão cũng hay lân la hỏi chuyện, người ta làm việc, ông cũng chạy tới đỡ đần. Các chuyên gia trong đoàn đều ăn cơm ông nấu, dần dần cũng đếu quen ông, biết ông vốn là người nhiệt tình tốt tính, nhiều khi cũng nể mặt, chỉ cần ông không trộm cắp hay quáy quá gì, thì mọi người cũng mắt nhắm mắt mở, để mặc ông ngó nghiêng.

Công việc của đội khảo cổ lần này là thu hồi một lương lớn mai rùa và xương của các loại động vật không rõ tên, trên mỗi mảnh giáp cốt (1) đều khắc rất nhiều chữ và ký hiệu, nhưng phần lớn đều đã hư hại, những mảnh thu mua được đều không còn lành lặn, phải mất nhiều thời gian và công sức mới phục hồi được.

Tuy nhiên trong đống giáp cốt vụn, có một chiếc mai rùa lớn vẫn còn lành

lặn, chiếc mai này phải to cỡ mặt bàn Bát tiên (2), khi nhân viên khảo cổ dùng dung dịch hỗn hợp axit acetic lạnh lau chùi mai rùa, ông Lưu vừa hay lại ngồi ngay bên cạnh xem, ký hiệu xuất hiện nhiều nhất trên chiếc mai, là ký hiệu giống như nhãn cầu này.

Ông Lưu không hiểu gì hết, chỉ thấy ký hiệu kia hết sức bắt mắt, chỉ nhìn qua cũng biết là nhãn cầu, bèn hỏi dò một nhân viên khảo cổ đang làm công tác chỉnh lý, ký hiệu này có phải tượng trưng cho nhãn cầu không, nhân viên khảo cổ đó nói với ông rằng: "Không phải đâu ạ, ký tự này đại để là một dạng văn tự cổ giống như chữ Giáp cốt, không phải nhãn cầu... "

Anh ta nói chưa hết câu, đã bị tổ trưởng tổ công tác, một vị giáo sư họ Tôn ngăn lại, ông Lưu còn nhớ rất rõ, khi đó giáo sư Tôn đã cảnh cáo anh nhân viên khảo cổ kia, bảo đây là bí mật quốc gia, tuyệt đối không được tiết lộ cho ai.

Ông Lưu nghĩ bụng mình là tay đầu bếp nấu cơm nấu nước, quan tâm đến bí mật quốc gia của mấy người làm gì cho mệt? Rồi cũng không hỏi dò nữa, nhưng càng nghĩ càng thấy hiếu kỳ, vật từ mấy nghìn năm trước, có gì ghê gớm đâu mà để giờ thành bí mật quốc gia không thể tiết lộ ra ngoài? Hay họ cứ nói ngoa lên thế để bịp mình này? Nhưng người ta đã muốn giữ bí mật, không thích người khác dò hỏi, thôi thì chẳng hỏi nữa thì xong.

Chỉ có điều từ khi chiếc mai rùa kia được thu về, nhà trọ này ba hôm có đến hai trận cháy, lòng người vì thể mà hết sức bất an.

Mấy ngày sau trận hỏa hoạn, đội khảo cổ thấy giáp cốt thu hồi lại cũng khá dầy đủ, một mặt lại thấy nguy cơ hoả hoạn tương đối lớn, thế nên họ đã cho thu dọn đồ dạc rút về, các mảnh giáp cốt đặt trong rương gỗ lớn, chất đầy một xe tải.

Chuyện về sau thì bắt đầu có vẻ tà quái, nghe nói đội khảo cổ vận chuyển số hàng đấy về Bắc Kinh theo đường hàng không, kết quả là chiếc máy bay quân dụng bay được nửa đường thì gặp nạn, ất cả mọi thứ bên trong, bao gồm cả đống giáp cốt có khắc chữ kia, đều bị thiêu hủy toàn bộ.

Cả một tổ công tác mười lăm người chỉ có giáo sư Tôn là người duy nhất may mán sống sót, ông để quên sổ tay công tác tại nhà trọ, vội vã quay lại lấy, thành thử không kịp đáp lại chuyến bay kia.

Giáo sư Tôn biết tin máy bay khi rơi vẫn ở huyện Cổ Lam, lúc đó ông ta khụy xuống đất không thể đứng dậy nổi, tôi phải gọi mấy người cùng chỗ làm đưa ông ta vào viện, có thể nói tôi được coi như một nửa ân nhân cứu mạng ông ta. Sau đó cứ mỗi lần có dịp đến Cổ Lam công tác, giáo sư Tôn lại tạt qua thăm tôi, uống vài be rượu, nhưng mỗi lần tôi gặng hỏi ý nghĩa của những ký tự trên mai rùa, giáo su Tôn lại lảng tránh không đáp, ông ta chỉ khuyên tôi những ký tự dó đều tượng trưng cho những điều hung hiểm tà ác, không nên biết thì hơn, tốt nhất stừ nay về sau đừng tìm hiểu nữa, bởi dù sao cũng đã bị thiêu hủy hoàn toàn rồi. Sau đó lần nào ông ấy cũng thở dài nói với tôi, giá mà đời này không phải nhìn thấy những ký hiệu đó. Hôm nay vì nhìn thấy vết ban đỏ trên lưng cậu, tôi mới nhớ ra những ký hiệu đáng sợ đó, cơ hồ giống nhau như đúc. Đây không phải bệnh ngoài da gì đâu, rốt cuộc cậu đã làm gì mà thành ra như vậy thế?

Tôi nghe đến đây thì không kìm nén lại nổi nữa buột mịêng hỏi lại ông Lưu: "Bác Lưu, cả bác cũng không biết ý nghĩa của chữ này là gì ư?"

Ông Lưu cười ha hả, cố làm ra vẻ thần bí: "Chú em ơi, tôi chỉ biết đây là chữ thời cổ đại thôi, chứ nó nghĩa gì thì tôi chịu. Nhưng có người biết đấy. Người ta vẫn bảo đến sớm chẳng bằng đến lúc, giáo sư Tôn kia hiện đang ở ngay trên đầu cậu, mỗi năm ông ấy đều đến Cổ Lam công tác một thời gian, giờ cậu lại vừa vặn gặp được nhé."

Tôi nắm chặt tay ông Lưu, khẩn thiết nói: "Bác Lưu ơi, bác đúng là Phật sống bác ơi, nhưng bác thương cho trót, tiễn Phật tiễn đến tận Tây phuơng, nhất định bác phải giứoi thiệu cho cháu gặp giáo sư Tôn nhé."

Ông Lưu vỗ ngực bảo đảm: "Giới thiệu không thành vấn đề, chỉ có điều lão già họ Tôn này kín mồm kín miệng lắm, ông ấy có bằng lòng nói cho cậu nghe không, thì phải xem xem cậu ăn nói với ông ta thế nào, trên lưng cậu tự dưng mọc ra vết chàm đặc biệt như vậy, có khi ông ấy nói cho cậu biết cũng nên."

Tôi bảo ông Lưu ở nhà ăn đợi một lát, tôi đi chuẩn bị rồi cùng ông đến chào giáo sư Tôn trọ trên tầng hai. Tôi tranh thủ chạy về phòng thông báo tình hình cho Răng Vàng và Tuyền béo biết.

Để Tuyền béo ở trong phòng trông ngọc, tôi bảo Răng Vàng đi cùng, hắn buôn bán lâu năm, từ lời ăn tiếng nói cho đến cách giao tiếp ứng xử đều khéo léo hơn tôi rất nhiều.

Hai chúng tôi thay quần áo, đi đến nhà ăn tìm ông Lưu, tôi hỏi ông: "Bác Lưu à, chúng cháu đi tay không thế này không phải phép cho lắm, nhưng mà giờ cũng không còn sớm, muốn mua hoa quả cũng khó... "

Ông Lưu đáp: "Không cần đâu, có tôi đi cùng rồi. Mà các cậu là dân buôn đồ cổ phải không nhỉ? Nhớ kỹ này, chớ có nhắc trước mặt giáo sư Tôn đấy, ông già này khó tính, lại chúa ghét cái nghề của các cậu."

Tôi và Răng Vàng lập tức gật đầu, quyết không đả động đến chuyện này, chúng tôi bịa chuyện đến thành Cổ Lam công tác, rồi tự nhiên trên lưng lại mọc ra một vết chàm đỏ trông như chữ Giáp Cốt, nghe nói giáo sư Tôn thông hiểu chữ Giáp cốt, nên mạo muội tìm đến thỉnh giáo, nhờ giáo sư xem hộ xem lưng tôi rốt cuộc là bệnh ngoài da, hay là cái gì đó khác.

Sau khi đã thống nhất cách nói, ông Lưu dẫn chúng tôi lên tầng hai, gõ cửa phòng giáo sư Tôn, chào hỏi giới thiệu, giáo su Tôn liền mời chúng tôi vào phòng.

Giáo sư Tôn độ gần sáu mươi tuổi, thân hình gầy gò, da rám nắng, lưng hơi gù, có lẽ tại nhiều năm phải ngồi xổm làm việc. Khuôn mặt giáo sư Tôn ngang dọc những nếp nhăn, đầu hói khá nghiêm trọng, trên đỉnh không có tóc, chỉ lơ thơ một lớp mỏng bên ngoài, có vẻ như không nỡ cạo đi, mà chải vạt tóc ngả về một bên theo hình xoắn ốc. Tuy bề ngoài già nua, nhưng đôi mắt ông sáng quắc, rất có thần, mà cũng không đeo kính, nói chung ngoài kiểu tóc ra, giáo sư Tôn trông chẳng khác gì ông nông dân quanh năm làm bạn với đồng ruộng.

So với giáo sư Trần tôi quen biết, mặc dù đều là giáo sư, nhưng phong cách khác hẳn nhau, sự khác biệt giữa họ rất lớn. Giáo sư Trần là mẫu giáo sư điển hình của trường phái kinh viện, kiểu cách nho nhã chuyên ngồi trong phòng làm việc; còn vị giáo sư Tôn này, có lẽ là thụoc phái thực tiễn, thường ở tuyết đầu công tác.

Sau khi nghe tôi kể lại sự việc, giáo sư Tôn xem xét vết chàm trên lưng tôi một hồi lâu, luôn miệng kêu kỳ lạ, tôi chủ động hỏi xem vết chàm trên lưng tôi rốt cuộc là cái gì, có nguy hiểm đến tính mạng không.

Giáo sư Tôn nói: "Cái này quả rất giống với một ký hiệu, trong số giáp cốt khai quật ở Cổ Lam hai năm trước, có một mảnh mai rùa nguyên vẹn nhất bên trên có khắc mọt trăm mười hai ký tự, trông giống chữ Giáp cốt, mà lại không phải chữ Giáp cốt. Ký hiệu giống với nhãn cầu này, xuất hiện bảy lần trong tổng số một trăm mười hai ký tự kia.

Mặc dù tôi đi cùng ông Lưu đến chào giáo sư Tôn, nhưng hoàn toàn là vì có bệnh vái tứ phương, vốn là vẫn nửa tin nửa ngờ lời ông ta kể, giờ nghe giáo sư Tôn cũng xác nhận vết chàn sau lưng tôi giống một ký tự cổ, liền vội xin giáo sư chỉ dạy, hỏi rõ xem rốt cuộc là ký tự gì.

Nhưng giáo sư Tôn lắc đầu, nói: "Vết chàm đỏ trên da cậu và ký hiệu cổ kia chỉ là giống nhau mà thôi, không có một mối liên quan nào cả. Lô văn vật kia hai năm trước đã bị tiêu hủy hoàn toàn trong vụ tai nạn máy bay rồi. Trên đời này sự vật trùng hợp ngẫu nhiên nhìeu lắm, có những hạt đậu nở ra hình dạng giống hệt đầu người, nhưng giữa hạt đậu và đầu người, ngoài sự giống nhau ra, thì không có bất kỳ mối liên hệ nào khác."

Tôi và Răng Vàng nhì nhằn năn nỉ, bao lẽ hay lời ngọt đều nói ra cả, chỉ muốn hỏi xem văn tự cổ khắc trên mai rùa kia có nội dung gì, chỉ cần nắm rõ sự tình, tìm hiểu xem giữa chúng có mối quan hệ nào không, tôi khắc có cách suy tính.

Thế nhưng giáo sư Tôn vẫn không hé răng nửa lời, cuối cùng thì thẳng thừng đuổi khách luôn: "Hai cậu cũng đừng đóng kịch trước mặt tôi nữa, trên người hai cuậu đặc mùi bùn đất, tôi đã làm việc nhiều năm dưới hầm dất, có nhắm mắt tôi cũng đoán được các cậu làm cái việc gì, chỉ có ba loại người là có cái mùi này được thôi, một là người làm ruộng, hai loại còn lại không phải dân trojm mộ, thì cũng là bọn buôn đồ cổ. Nói thật tôi trông các cậu chẳng có vẻ gì là người làm rụông cả, đến giờ thì tôi thật không còn chút thiện cảm nào với hai cậu nữa. Tôi không biết các cậu kiếm cái chữ này ở đâu ra, rồi ngụy tạo thành vết chàm trên lưng, chắc là muốn moi móc thông tin của tôi chứ gì, tôi khuyên hai cậu một câu nhé: đừng có mơ. Sau cùng tôi chỉ muốn nói với các cậu hai điều, một là, đừng có lôi chuyện này ra làm trò đùa. Thông tin trong những văn tự cổ này thuộc bí mật quốc gia, dân thường không có quyền biết đến. Thứ hai, đây là lời cảnh cáo của cá nhân tôi, nhất thiết chớ có tìm cách tiếp cập thông tin ẩn chứa trong những văn tự này, đây là thiên cơ, thiên cơ bất khả lộ, bằng không bất cứ ai dính dáng đến chúng, sẽ đều gánh lấy tai hoạ."

--------------------------------

Chú thích:

1. Tên gọi chung của mai rùa và xương thú, vậy nên thứ văn tự khắc trên đây, được gọi chung là chữ Giáp cốt.

2. Bàn Bát tiên: Bàn ăn lớn hình vuông, mỗi cạnh có thể ngồi được hai người.

TruyenC

Copyright © 2024 TruyenC.