Trở về truyện

Nạp Thiếp Ký - Chương 488: Thái Tử Bệnh Nặng (2)

Nạp Thiếp Ký

488 Chương 488: Thái tử bệnh nặng (2)

Kỷ Cương quả là thập phần giảo hoạt, toan tính dùng chuyện này phân hóa liên minh của hắn và Tiết đô đốc. Chuyện đến thế này, Dương Thu Trì chỉ có thể lời thật nói với Tiết Lộc, nếu không sẽ mất đi minh hữu trọng yếu này. Hơn nữa, hiện giờ có ẩn giấu cũng không được, bỡi vì lát nữa đây khi thượng triều, Kỷ Cương khẳng định sẽ đem chuyện này trình tấu, lúc đó hắn buộc phải nói rõ nguyên do, chi bằng nói luôn ngay bây giờ.

Nghĩ thế, Dương Thu Trì kéo Tiết Lộ ra xa, nhỏ giọng nói: "Tiết đại nhân, Lâm Viễn không phải là chân hung, chân hung là một kẻ khác, ta đang tiếp tục điều tra. Kỷ Cương tính dùng chuyện này phân hóa chúng ta, chúng ta đừng mắc mưu của hắn.

Tiết Lộc nghe thế chợt tỉnh người hiểu ra: "Thì ra là thế, ta nói rồi mà, nếu như Dương đại nhân ngài tìm ra được chân hung, không cần phải giấu diếm với ta làm gì."

Dương Thu Trì cười cười: "Hoàng thượng lệnh cho ta giết Lâm Viễn, để cấp cho ngài một lời giải đáp. Nhưng Lâm Viễn không phải là chân hung, ta không thể sát hại vô cớ. Chờ một lát thượng triều, Kỷ Cương khẳng định sẽ dùng chuyện này làm khó ta."

Tiết Lộc cả kinh: "Vậy làm sao bây giờ?"

"Yên tâm, ta đã nghĩ kỹ sách lược đối ứng, chỉ là một lát nữa chỉ sợ phải cần Tiết đô đốc nói giúp ta vài tiếng mới được."

Tiết Lộc khom người chấp tay: "Dương đại nhân vì sự tình của Tiết mỗ mà bị tên khốn Kỷ Cương đó kiếm cớ hãm hại, Tiết mỗ cảm thấy rất áy náy. Dương đại nhân yên tâm, chờ một lúc thượng triều, Tiết mỗ nhất định cố sức tranh lý, không để cho tên khốn đó đạt mục đích."

Vừa lúc đó, thời gian lên chầu sớm đã đến. Các quan án chiếu theo phẩm trật lớn nhỏ mà xếp hàng tiến vào Cẩn Thân điện, y theo bài hiệu mà quỳ nghênh hoàng thượng ra chầu. Sau khi hoàng thượng lên ngự ở long tọa, ba lần hô vạn tuế xong, họ bới bình thân, nhỏm người đứng hai bên.

Tư lễ thái giám lớn tiếng hô: "Có việt hãy tấu, không việc thối triều...!"

Kỷ Cương chậm bước tiến lên, khom người thừa: "Vạn tuế, nguyên thuộc hạ của vi thần là Lâm Viễn mắc tội gian sát ái thiếp của Tiết đô đốc và hai nha hoàn, thánh mệnh cho chém đầu. Lâm Viễn tuy là bề dưới của vi thần, nhưng với vi thần tình như huynh đệ, nghe tin dữ đau xót vô cùng. Vi thần niệm chút tình huynh đệ, muốn thu thi hậu táng cho hắn, chỉ có điều không biết xử trảm khi nào, đặc biệt khởi tấu hoàng thượng, khẩn thỉnh long ân định ra ngày cho chết, để vi thần tiện đến thu thây."

Minh Thành Tổ gật gật đầu: "Kỷ ái khanh đối với thuộc hạ khoan hậu nhân ai, đáng tiếc và đáng khen thay." Ông ta quay sang Dương Thu Trì: "Dương ai khanh, đem tên Lâm Viễn đó ra xử trảm hôm nay vậy, trước khi xử trảm thông tri cho Kỷ ái khanh, để hắn phái người thu thây."

Tim Dương Thu Trì bắt đầu đập rộn, cố làm gan chậm bước ra, chấp tay khom người thưa: "Vạn tuế, không thể chém Lâm Viễn."

Minh Thành Tổ nhíu mày: "Vậy là thế nào?"

"Vi thần đã tra rõ ràng là Lâm Viễn không phải là chân hung gian sát ái thiếp của Tiết đô đốc, là người vô can, cho nên không thể chém được."

"Vậy hung thủ thật sự là ai?"

"Vi thần đang tiến hành điều tra thêm bước nữa, trước mắt chưa thể phá an."

Minh Thành Tổ hừ một tiếng lạnh lùng: "Ngươi trước đó nói Lâm Viễn là chân hung, hiện giờ lại nói là không phải, đạo lý ở đâu ra thế?"

"Vi thần trước đó chỉ nói Lâm Viễn có hiềm nghi phạm tội trọng đại. Nhưng phàm là tội án hình danh, có ba bốn kẻ hiềm nghi là chuyện thường, công tác của bọn vi thần là từ số hiềm nghi phạm tội này bài trừ người vô can oan uổng, lôi chân hung ra ánh sáng."

"Nếu như Lâm Viễn đã không phải là chân hung, và hiện giờ ngươi có manh mối gì về chân hung hay không, án này dự định phán xử và kết thúc thế nào?"

Dương Thu Trì cung tay làm lễ thật sâu: "Tuy chân hung chưa lộ tung tích, nhưng lưới trời lồng lộng mà một mãi lông cũng không lọt, tất có một ngày sẽ đền tội mà thôi. Vi thần sẽ tận tâm kiệt lực, trinh phá án này."

"Nếu không tìm ra được chân hung thì sao?"

"Vi thần cho rằng, cho dù không tìm được chân hung, cũng không thể giết uổng người vô tội để làm cho xong án!"

"To gan!" Kỷ Cương nạt ngang: "Dương đại nhân, ngươi không ngờ dám ở trong triều chỉ trích hoàng thượng giết oan người vô tội, nên khép vào tội gì?"

"Bổn quan thân là Ứng Thiên phủ phủ doãn, chuyên hỏi về hình danh, chính là y theo khâm định của thái tổ trong "Đại minh luật", rằng khi hỏi án nếu có tội phải trừng, nếu biết rõ là vô tội thì tuyệt không phán bừa, nếu không, đó là tội trạng cố ý khép tội cho người. Bổn quan đương không nổi đâu!"

Kỷ Cương chỉ vào Dương Thu Trì cười nói: "Ha ha, ngươi không chịu nổi tội cố ý khép tội bừa cho người, thì phải chịu tội kháng chỉ khi quân!"

"Kỷ đại nhân nói lời này sai rồi!" Tiết đô đốc bước ra khỏi hàng, khom người thưa với Minh Thành Tổ: "Ái thiếp của vi thần bị giết, tất nhiên hy vọng bắt được chân hung quy án, báo cừu cho ái thiếp. Nhưng mà, nếu như lạm dụng người khác định tội thế cho xong, kết luôn án này, thì không phải là điều vi thần mong mỏi."

Kỷ Cương quát: "Ngươi... ngươi sao biết hoàng thượng lạm dụng người khác định tội thay? Án này là hoàng thượng khâm định, ngươi nói như vậy, rõ ràng là coi thường thánh thượng! Thật đúng là đại nghịch bất đạo!"

Dương Thu Trì cười lạnh: "Chúng ta đại nghịch bất đạo? Có ngươi rõ ràng biết là Lâm Viễn không phải là chân hung của án, thật chất là vô tội, thế mà muốn đưa cho bổn quan chém đầu, đó có thể coi là có đạo hay không?"

Sắc mặt Kỷ Cương biết hẳn: "Ngươi nói cái gì? Ngươi dám phỉ bán bổn quan?"

"Ta đâu có chỉ mặt nói tên, ngươi sao lại biết là ta nói ngươi? Ngươi rõ ràng là làm giặc nên giật mình thon thót, giấu đầu lòi đuôi."

Sắc mặt của Kỷ Cương vô cùng khó coi, giơ tay chỉ Dương Thu Trì: "Ngươi... ngươi kháng chỉ bất tuân, tự tiện thả khâm phạm, còn dám cứng miệng..."

"Được rồi!" Minh Thành Tổ ngồi trên ngai rồng quát lên một tiếng, "Trẫm đã cảnh cáo hai ngươi không được người nhà đấu nhau nữa, nếu không sẽ lấy tội kháng chỉ mà luận, sao lại nói qua nói lại là cãi vã đụng độ nhau rồi? Chẳng lẽ muốn bức trẫm dùng đình trượng đối đãi với hai ngươi thật?"

Kỷ Cương và Dương Thu Trì vội quỳ xuống dập đầu, luôn miệng nói không dám.

Minh Thành Tổ hừ lạnh một tiếng, dừng lại một lúc, hỏi Dương Thu Trì: "Dương ái khanh, ngươi thật sự thả Lâm Viễn rồi?"

Dương Thu Trì thưa: "Vi thần đã bài trừ hiềm nghi y là chân hung gian sát ái thiếp của Tiết đô đốc, hiện giờ không có chứng cứ chứng minh y có tội, cho nên đã thả ra."

Dương Thu Trì hơi e ngại là Minh Thành Tổ sẽ hỏi hắn căn cứ vào đâu mà chứng minh Lâm Viễn vô tội. Những chứng cứ này liên quan đến giám định nhóm máu thuộc thời hiện đại, cho nên sẽ thật là phiền phức nếu phải nói ra. Rất may lần trước Dương Thu Trì ở ngọ môn nghiêm thây hai lần, đã chứng tỏ bản lĩnh thật sâu, và cũng khiến cho Minh Thành Tổ như đi trong mây mù, biết là hỏi cũng như không, lời đáp không nằm ngoài một loạt tự ngữ mà ông ta không thông, cho nên chẳng hỏi cho xong.

Minh Thành Tổ nhìn chằm chằm Dương Thu Trì, lòng nghĩ, trên đời này quả thật là còn có người ngu si như vậy. Án này rõ ràng là vô cùng phức tạp, ông ta đã cấp cho hắn một cơ hội hạ đài, hắn thế mà không chịu xuống, còn kháng chỉ thả nhân phạm, quả thật là không có chút quyền biến linh hoạt gì. Nếu cứ khăng khăng công bình chấp pháp như vậy, thì làm sao có thể len lỏi chốn quan trường a?

Minh Thành Tổ thở dài bất lực, nói: "Dương ái khanh, cái đạo làm quan này, ngươi... ngươi là thật không biết hay giả vờ không biết a?"

Dương Thu Trì dập đầu thưa: "Thứ mà vạn tuế gia xem trọng chính là khả năng phá án của vi thần, là bản lãnh tìm ra hung thủ chủ mưu của vi thần, chứ không phải là chỉ biết ù ù cạc cạc từ không nói có hãm hại người vô tội. Vi thần nhờ có thánh ân, chấp chưởng chức phủ doãn của Ứng Thiên phủ, tự nhiên phải chí công vô tư, không được tha một tội phạm nào, cũng không oan uổng người vô tội nào. Vi thần hiểu thánh ý như vậy, cho nên mới làm như thế."

Minh Thành Tổ gật gật đầu, lại thở dài một hơi, nói với Tiết đô đốc: "Tiết ái khanh nói rất có lý, báo thù thì phải tìm thấy chân hung, không thể kéo loạn một người vào cho đủ số, như vậy không thể gọi là báo thù được nữa."

Ông ta quay sang nói với Dương Thu Trì: "Được rồi, Dương ai khanh, án này là do ngươi điều tra, nếu như ngươi cho rằng Lâm Viễn không phải là chân hung, đích xác là không thể chém đầu, trẫm chuẩn cho ngươi tiếp tục tra, sớm ngày bắt chân hung quy án."

Dương Thu Trì dập đầu thưa: "Vi thần lĩnh chỉ, tạ chủ long ân!" Xong đưa mắt nhìn Kỷ Cương, thấy thần tình của y ủ rũ, lòng vô cùng đắc ý, vì trận này lại thắng rồi. Tiếp theo sự thấu hiếu ngày càng sâu của hoàng thượng đối với hắn, Dương Thu Trì càng lúc càng có tự tin là bản thân sẽ thắng trong trường tranh đấu này.

Minh Thành Tổ nói: "Dương ái khanh, Kỷ ái khanh, Tiết ai khanh và các đô đốc ngũ quân, thượng thư lục bộ, Đại lý tự, Thông chánh ti, cửu khanh của Đốc sát viện, cùng Nội các thủ phụ học sĩ Hồ Quảng, nội các học sĩ Dương Vinh, Dương Sĩ Kỳ, theo trẫm đến Văn Uyên các nghị sự. Thối triều đi!" Nói xong ông ta đứng dậy bỏ đi.

Sau khi thái tổ hoàng đế Chu Nguyên Chương cử tử thừa tướng Hồ Duy Dung xong, triệt tiêu luôn chức thừa tướng tồn tại từ nghìn năm nay, đồng thời cũng phế trừ luôn các chức Trung thư tỉnh và các tỉnh khác, chỉ giữ lại Thượng thư tỉnh, nhưng lại không thiết lập quan đứng đầu là thượng thư lệnh, thậm chí ngay cả tả hữu phó xa đều không thiết lập. Như vậy, dưới hoàng đế chỉ có thượng thư sáu bộ. Đồng thời, hoàng đế đặt thêm Đốc sát viện, Thông chính ti, Đại lý tự, cả thảy chín bộ môn, cộng xưng là "Cửu khanh", quyền lực ngang nhau.

Trong cơ cấu chính vụ của Minh triều, Chu Nguyên Chương từng đặt các chức thái sư, thái phó, thái bảo (Tam công) và thiếu sư, thiếu phó, thiếu bảo (Tam cô) làm quan phụ tá cho hoàng đế, phụ trách quản lý chính sách. Sau khi Minh Thành Tổ lên ngôi, phế trừ tam công tam cô, cải thành nội các, đặt các chức nội các học sĩ, quan giai ngũ phẩm, trợ giúp hoàng đế xử lý triều chính. Trong lúc này, nội các vẫn còn là cơ cấu tư vấn về quốc sự. Đến trung và hậu kỳ của Minh triều, nội các dần dần biến thành lực lượng trong yếu đề ra quyết sách quốc gia.

Minh Thành Tổ thành lập nội các xong, đêm quyền quyết định chính sách vốn của tể tướng nắm chắc vào trong tay, phân cấp quyền nghị chính cho nội các, quyền hành chính cho sáu bộ (Trong đó Hình bộ thực hiện quyền tư pháp, Binh hộ thực hiện một phần quyền quân sự), một phần quyền tư pháp được phân cho Đốc sát viện và Đại lí tự. Trong khi đó, binh quyền được Minh Thành Tổ nắm chắc trong tay. Đốc Sát viên tuy quản lý các vệ sở trong quân đội, nhưng không có quyền điều động binh lực. Trong khi đó Binh bộ chỉ phụ trách huấn luyện quân đội và trang bị vũ khí cũng như các sự vụ hành chánh. Tuy nhiên, ngũ quân đô đốc phủ có thể coi là những công thần theo Minh Thành Tổ tranh đoạt giang sơn trong chiến dịch Tĩnh Nạn, cho nên tất cả đều có chức quốc công hoặc hầu gia.

Vừa rồi Minh Thành Tổ điểm danh những người đó, có thể nói là các quyền thần có quyền lực tối cao thời kỳ của ông ta. Tối hôm qua thái tử Chu Cao Sí bệnh nặng, thái y nói y nhiều lắm có thể sống thêm ba đến năm năm, còn sớm thì chỉ vài tháng. Trong buổi triều sớm hôm nay, Minh Thành Tổ cho dời các quan phụ tá có quyền lực cao nhất tụ tập Văn Uyên các nghị sự, chỉ sợ là có liên quan đến sự tình của thái tử.

Không ngờ, tiến vào Văn Uyên các xong, chuyện đầu tiên Minh Thành Tổ nói không phải là chuyện trên, mà là sầm hẳn nét mặt quát hỏi Kỷ Cương: "Kỷ ái khanh, ở trên triều có những lời trẫm không tiện nói ra, hiện giờ trẫm hỏi ngươi, có phải là ngươi biết Lâm Viễn bị Dương ái khanh phán vô tội thả ra, mới cố ý mượn ý thu thây, muốn trẫm chú ý chuyện này, để trị cho hắn tội kháng chỉ, đúng không?"

Kỷ Cương sợ hãi ú ớ quỳ sụp xuống, dập đầu lia lịa.

Minh Thành Tổ hừ lạnh, tiếp: "Trẫm nhiều lần đã nói quá là không cho phép hai ngươi chó mèo đấu nhau, ngươi coi lời nói của trẫm là gió thoảng mây trôi hay sap? Tâm địa gian giảo của ngươi thế nào bộ trẫm không biết hay sao? Bàng vào điểm ngươi quanh co toan tính chỉnh Dương ái khanh lần này nữa, chính là khánh chỉ bất tuân, đáng phải chém đầu!"

Kỷ Cương chưa bao giờ nghe Minh Thành Tổ dùng những lời nghiêm khắc như vậy đối với y, sợ đến tái hẳn mặt, ngoại trừ dập đầu, không dám nói gì khác.

Đối với những chuyện vu cáo hãm hại của Kỷ Cương đối với các đại thần khác, Minh Thành Tổ đều nhất nhất nghe lời, thuận buồm xuôi gió, nhưng từ khi Dương Thu Trì tiến vào kinh thành xong, Kỷ Cương phát giác bản thân chỗ nào cũng bị khống chế, và hoàng thượng không còn nghe gì y mấy nữa. Hiện giờ, hoàng thượng còn nói rõ chủ ý quỷ quyệt của y, thậm chí còn trực tiếp định tội là kháng chỉ bất tuân, là trọng tội chém đầu, không khỏi kinh tâm đảm phách.

Minh Thành Tổ lại nói: "Kỷ ái khanh. Ngươi nến nhớ rằng, hạ bất vi lệ (không có lần sau)! Từ giờ trở đi, hai người chẳng cần biết là trực tiếp đấu nhau hay là đi đường vòng nhờ người khác giúp các ngươi chỉnh nhau, trẫm chỉ cần tra ra, nhất định sẽ trị tội kháng chỉ. Nghe rõ hay chưa?"

Kỷ Cương dập đầu thưa: "Vi thần... vi thần khắc cốt ghi tâm! Sau này không dám nữa."

Dương Thu Trì cũng khom người thưa: "Vi thần minh bạch."

TruyenC

Copyright © 2024 TruyenC.