136 Chương 136: Vượt qua hẻm núi
Hai người này đều là nghĩa tử của Trương Hiến Trung, là hai viên đại tướng Trương Hiến Trung dựa vào nhiều nhất. Chỉ có điều tính cách không hợp nhau. Tôn KHả Vọng sinh tính đa nhi, tật đồ hiền tài, đối với chuyện Trương Hiến Trung thưởng thức Lý Định Quốc vô cùng bất mãn, trong khí đó Lý Định Quốc tính cách lại quật cường, không phục ai. Do đó hai người thường xuyên kình chống. Chỉ có điều, Lý Định Quốc dù gì cũng lấy đại cuộc làm trong, chỉ cần không sai phạm nguyên tắc thì phần lớn đều chủ động nhân nhượng, cho nên biểu hiện của hai người mới hài hòa vô sự như vậy.
Trương Hiến Trung chỉ phái hai người lĩnh quân tám vạn đi chinh phạt Kiềm Dương có thể nói là dao mổ trâu đi cắt cổ gà, mục đích kỳ thật chẳng phải chỉ vì kim ngân tài bảo của ba vị vương gia, mà chủ yếu là binh sĩ trở về đều tuyên xưng địch quân có vũ khí quái vật uy lực cực lớn và khai hoa đạn loại mới, muốn đoạt được tiến hành nghiên cứu sử dụng.
Một mục đích khác đương nhiên là Liễu Nhược Băng. Mười năm trước, Liễu Nhược Băng trong vai trò bạch y nữ sát đã phóng cho Trương Hiến Trung một phi tiêu suýt chết, phải điều dưỡng mấy năm mới khôi phục, cho nên y hận Liễu Nhược Băng thấu xương. Khi nghe Bạch y nữ sát xuất hiện lại ở Kiềm Dương, Trương Hiến Trung mới biết ở Vũ Xương Trầm Lỗi không giết chết được nàng, đột nhiên tức giận, đem Trầm Lỗi báo cáo thắng lợi láo mắng cho một phen, ra lệnh cho Tôn Khả Vong và Lý Định Quốc phen này chinh chiến nhất định phải giết bạch y nữ sát đi.
Trương Hiến Trung đương nhiên biết hai người ở ngoài hợp bên trong ly, nhưng do hai người đều anh dũng thiện chiến, là hai viên đại tướng mà y ỷ trọng vào, cho nên Trương Hiến Trung không nguyện thấy hai người mâu thuẫn, nhất mực nghĩ biện pháp giảng hòa, tận khả năng tìm cơ hội cho hai người có dịp tiếp xúc với nhau. Trước đây y cũng đồng thời chỉ phái hai người mang binh xuất chinh, để hai người trong chiến đấu kết tình hữu nghị, không được kình chống nhau nữa. Lần này cũng vậy, y phái hai người họ đi là vì mục đích tăng sự hợp tác, và tăng khả năng cướp được bảo bối.
Lý Định Quốc được tôn xưng là nho tướng, lòng tinh tế vô cùng, sau khi hiểu được ý của Trương Hiến Trung, trước khi xuất binh sao không nghĩ biện pháp ứng đối vẹn toàn được? Cho nên y đi hỏi kỹ tình huống của hai loại vũ khí kia, cũng nghĩ ra biện pháp nằm bò ẩn tránh để né đạn. Ngoài ra, y đem những chiếc "xe" dùng để công thành trước kia làm vật che chắn đạn, số lượng tới mấy trăm, chính là muốn nhanh chóng tiếp cận vũ khí quái thú, dùng chiến thuật biển người chém giết tới cướp lấy.
Chỉ có điều, hai người chưa tiến đến được dưới Kiềm Dương huyện thành là đã vì chuyện ngay trong đêm đi qua luôn Nham Lũng sơn hạp cốc này mà va chạm lẫn nhau.
Tôn Khả Vọng nổi danh vì gan dạ đảm lược, nghe Lý Định Quốc nói thế, trong lòng phiền muộn, lạnh lùng nói: "Phen này xuất binh, phụ vương chỉ định ta làm tổng binh, đệ là bộ tướng, vậy do ta quyết định, có hậu quả gì do ta đảm trách!"
Lý Định Quốc lạnh lùng cười: "Nếu gặp phục binh bất lợi, làm mất uy danh của phụ vương, hỏng đại sự, e rằng đại ca lúc đó không thể gánh nổi đầu!" Tôn Khả Vọng rúng động trong lòng, ngẩng đầu nhìn sơn cốc nhỏ hẹp, trầm ngâm một chút, nói: "Được, nếu như nhị đệ lo hai bên núi có phục binh, vậy phái hai nhóm nhân mã treo lên núi hai bên đi trước tham tra, đại đội nhân mã của chúng ta tiến phát phía sau."
Hai bộ tướng lĩnh mệnh, mang binh đốt đuốc một mặt qua sống, một mặt lên núi, phận biệt tham tra hai bên sơn cốc.
Lý Định Quốc nói: "Đại ca, cách Kiềm Dương không còn xa nữa, chúng ta cần phân binh vu hồi bao vây thôi! Trước khi xuất phát, phụ vương đã dặn dò kỹ lưỡng hai chúng ta, lần này xuất binh khác trước đây, lấy tám vạn đại quân công đánh một huyện thành nhỏ, thắng lợi là không còn nghi ngờ, điều quan trọng là phải thực hiện ba mục tiêu. Thực hiện mục tiêu không được, dù có san bằng Kiềm Dương huyện, giết sạch thủ quân Minh triều cũng không thể coi là thắng lợi!"
Tôn Khả Vọng trầm giọng hỏi: "Theo ý kiến của đệ thì phải làm như thế nào?"
Lý Định Quốc đã nghĩ kỹ kế hoạch tác chiến, khẽ đáp: "Phân binh bốn đường, vu hồi bao bọc, hợp vây Kiềm Dương. Đệ đã điều tra qua, Kiềm Dương huyện ba mặt là núi, chính diện là vũng trũng bằng. Phía ba núi không có xây tường thành hay thành bảo, vu hồi đánh úp rất dễ. Do đó, chúng ta dùng chủ lực công chính diện, dụ cho chủ lực địch trung trung mặt này, sau đó đột nhiên từ hai cánh và phía sau phát động cường công, sau khi phá thành sẽ triển khai hỗn chiến, vũ khí quái thú và khai hoa đạn của địch không có cách gì sử dụng, như cá nằm trong rọ, tha hồ bị ta bắt không thể thoát thân. Chỉ có như thế mới dùng thương vong ít nhất đoạt thắng lợi, đồng thời thực hiện ba mục tiêu của phụ vương giao cho. Nếu không, địch quân bỏ chạy, giữ rừng núi mệnh mông này biết phương nào mà tìm."
Án chiếu theo thiết tưởng của Minh Thái tổ sau khi định quốc, mọi châu huyện trọng yếu đều án chiếu theo phương án kiến thiết định định sẵn mà làm, bao quát kiến trúc thành thị, đường lớn nhỏ, trong đó bao quát cả tường thành vâng vâng. Nếu như án chiếu theo quy hoạch, Kiềm Dương huyện ba mặt là núi, do đó phải lên núi mà tạo tường thành, hoặc phải tạo công sự phòng thành. Nhưng do Kiềm Dương huyện là huyện nhỏ xa xôi, lại không phải là trọng địa chiến lược gì, cả trăm năm nay chưa hề gặp chiến tranh gì lớn, do đó có thể xây thành tường bao quanh mặt trước đã hay lắm rồi. Núi cao xung quanh không có công sự xây dựng gì, nếu không thành tường dựa vào núi đó nhất định sẽ khiến cho đại quân tấn công của Trương Hiến Trung gặp không ít phiền phức.
Tông Khả Vọng lạnh lùng cười: "Hắc hắc, binh phân bốn đường? Biện pháp hay a! Biện pháp hay! Nhưng mà lần trước binh đánh Kiềm Dương tựa hồ cũng binh phân tứ lộ mà, đúng rồi, còn lợi dụng hắc ám trước khi trời sáng nữa! Kết quả thì sao? Hắc hắc, binh lực phân tán, bị người ta đánh cho tơi bời khói lửa, ngay đầu của chủ soái cũng bị cắt mất. Nhị đệ định lặp lại lần trước sao?"
Lý Định Quốc nhướn đôi mày rậm: "Ngu đệ cho rằng, lần trước phân binh vu hồi bao vậy, lợi dụng bóng tối trước khi trời sáng tấn công bốn mặt là hoàn toàn chính xác. Sự thật đã chứng minh là binh ta đã phá ba mặt mà vào thành. Sau đó binh bại không phải là nguyên cớ hợp vây, mà là vũ khí quái thú và đạn khai hoa của địch quân quá mạnh, lúc đó còn có bạch y nữ sát nữa. Các tướng sĩ lần đầu gặp phải vũ khí tập kích mãnh liệt như vậy, lại không biết cách ứng đối, dẫn tới bị địch làm loạn trận cước. Còn tướng soái trong cơn hoảng loạn không cắn răng cường công, lại khua chiêng thu binh, tiền hậu mâu thuẫn, dẫn tới binh sĩ cường công không biết làm thế nào hoảng loạn triệt thối. Rồi chủ tướng sau đó bị giết, quần long vô thủ, bấy giờ mới đại bại. Phen này quân ta đã có chuẩn bị, các tướng sĩ đều biết cách ứng đối thế nào, nhất định không lặp lại tình cảnh lần trước!"
Lý Định Quốc phân tích như vậy kỳ thật là nhìn rõ cục diện lúc bấy giờ. Đừng nói chi đạn súng máy lúc đó của Dương Thu Trì đã tiêu hao gần hết, cho dù có đủ dùng, chỉ cần quân đánh vào thành càng lúc càng đông, cuối cùng vẫn có thể đánh chiếm được huyện thành Kiềm Dương. Dù gì thì phản kháng của dân chúng không được huấn luyện chẳng có mấy tác dụng với hàng vạn địch quân tinh nhuệ, trong khi đó Dương Thu Trì chỉ bằng một cây súng máy, một mình không thể đoạt lại Kiềm Dương huyện thành. Trương tặc quân bại chính là bại ở loạn thế trận, bị súng máy của Dương Thu Trì đánh cho hồn phi phách tán, chẳng còn đấu chí gì, chỉ muốn chạy trốn. Khi nghe chiêng thu quân, toàn quân đại loạn, quân đánh vào thành chỉ muốn chạy ra, chưa tiến vào thành thì theo mệnh lệnh triệt thối. Hai bên cùng rút, chủ soái chiến tử... cuối cùng đại bại.
Tôn Khả Vọng nói: "Phân binh là đại kỵ của binh gia! Cô quân thâm nhập, chỉ huy không linh, một khi bị địch quân tập trung ưu thế binh lực kích phá từng cụm, e rằng không những không thắng mà còn bị bại! Do đó, phân binh là chuyện vạn bất đắc dĩ mới làm, không thể tùy tiện. Huống chi, vu hồi bao sao phí thời gian phí lực. Địch quân nếu muốn chạy, không chờ đệ bao vây đã có thể chạy trước rồi! Do đó, bao vây hay không chẳng phải là chuyện có thể diệt hết địch quân. Qua khỏi Nham Lũng sơn này, rồi phân binh trực tiếp bao vây thành trì chẳng phải là bớt sức bớt thời giờ, nhanh chóng lẹ làng hay sao? Nếu địch quân muốn chính diện quyết chiến thì càng tốt, vũ khí quái thú và khai hoa đạn của địch quân ta đã có kế sách ứng đối, sợ chúng gì chứ!"
Lý Định Quốc đáp: "Tuy nói là bớt thời giờ bớt lực, nhưng nếu như vậy thì địch quân sẽ biết thực lực của ta, không đạt được hiểu quả xuất kỳ bất ý nữa. Đệ đã tra hỏi kỹ tướng sĩ tham chiến lần trước, đoán uy lực của vũ khí quái thú này chỉ có hai: Một - có thể gây sát thương ngoài ba nghìn xích; Hai - địch quân tự cho là có vũ khí uy lực vô cùng này, nhất định sẽ thủ kín thành, hi vọng quân ta sẽ từ chính diện cường công đánh rát, có lợi cho vũ khí của chúng phát huy uy lực. Chúng ta chính diện cường công chẳng phải là trúng phải mong mỏi của chúng hay sao?"
"Thì đã làm sao? Ta không tin là Kiềm Dương huyện nho nhỏ này có thể ngăn được một kích lôi đình của tám vạn quân ta?" Y ngước đầu nhìn, thấy quân thăm dò ở hai bên núi đã đi rất xa, vẫn bình an vô sự, trong khi đó mặt trời đã xuống núi, màu vàng của trời không đã biến thành xanh thẵm, sao trên trời đã lấp ló. Y quay đầu lai bảo: "Lý Chánh Lý tướng quân đâu?"
Lý Chánh là một tham tướng dưới trướng Tôn Khả Vọng, đội khôi mặc giáp giục ngựa tới trước ôm quyền thưa: "Mạt tướng có mặt!"
"Lệnh cho ngươi mang 5000 nhân mã làm tiên phong, tức khắc xuất phát, nhanh chóng thông qua Nham Lũng sơn hạp cốc (hẻm núi), bố phòng ở Bình Bá (vùng đất hiện giờ là một huyện ở An Huy Trung Quốc), chờ đợi đại quân đến đó hạ trại."
"Tuân lệnh!" Lý Chánh mang quân tiên phong đốt đuốc theo sơn lộ tiến vào hạp cốc.
Thấy đại bộ phận quân của Lý Chánh đã tiến vào trong cốc, Tôn Khả Vọng vụt roi ngựa, chỉ thẳng: "Chúng tướng quân, theo ta xuất phát!"
"Đại ca!" Lý Định Quốc kêu lên, "Ngu đệ kiên trì sách lược vu hồi bao sao (vòng ra sau lưng vây chặn đánh), nếu như đại ca không sử dụng, ngu đệ chỉ đành tự chủ trương, soái bản bộ tự đi đánh!"
Tôn Khả Vọng trầm mặt: "Ngươi dám không nghe lệnh của ta?"
"Không hề, đại ca xin đừng quên, trước khi xuất chinh phụ vương có từng nói qua, nếu như huynh và đệ ý kiến bất nhất, đệ có thể tự tiện hành sự."
NẠP THIẾP KÝ II