Trở về truyện

Hà Thần - Chương 13: Bom Người

Hà Thần

13 Chương 13: Bom người

Một

Đầu những năm năm mươi, nước Trung Quốc mới vừa mới được thành lậpkhông lâu, xã hội vẫn còn trong thời kỳ quá độ quân quản, công tác phụtrách an ninh do quân đội phụ trách. Mặc dù có cục công an, nhưng phầnlớn công an viên điều tra viên đều xuất thân từ quân ngũ. Ví dụ như lãoLương chẳng hạn, ông này cũng trở thành cán bộ theo cách như vậy, chonên không đủ quen thuộc tình hình phá án và bắt giam trong nội thành.Khi loáng thoáng nghe thấy vài lời bình luận của người ta về Quách sưphụ, ông này cảm thấy vấn đề đó không hề nhỏ, rốt ráo tìm Quách sư phụđể nói về chuyện này. Thế nhưng, cách nghĩ của hai người không giốngnhau, có nói như thế nào cũng thống nhất được ý kiến.

Lão Lương là người cứng nhắc, liên tục nhấn mạnh, bản án trạm điệnđài ngầm dưới sông được phá nhanh chóng như vậy, nguyên nhân tiên quyếtlà bởi tình hình trong nước sau cách mạng đã bước vào thời kỳ tốt đẹp,tiếp theo là cấp trên lãnh đạo chỉ huy có phương pháp, cuối cùng là cơquan công an đã dốc hết khả năng làm việc, nhưng tuyệt đối không có mộtcâu nào nhắc đến nguyên nhân mê tín nhân quả báo ứng, còn bảo cái biệthiệu "Thần sông" này chẳng ra làm sao.

Quách sư phó đâu có muốn người khác gọi mình là "Thần sông", bởi cứmỗi lần nhắc tới danh hiệu này là y như rằng lại gặp vận rủi, cứ như làđã ăn vào số mệnh vậy, nhưng làm thế nào để bịt kín được hết miệng cảbàn dân thiên hạ. Không có biện pháp nào giải thích với lão Lương, ôngta đành phải nghe tai nọ lọt tai kia, thầm nhủ: "Ông nói cái gì tôi cũng nghe, đến khi ông nói xong việc tôi tôi làm."

Khi lão Lương kết thúc bài thuyết giáo đã là hơn bảy giờ tối. Vàomùa hạ, trời tối rất muộn, lúc bấy giờ trời vẫn còn sáng, ăn cơm tối lúc đó là vừa hợp lý. Quách sư phó và Đinh Mão đã ngồi lỳ canh ở dưới cầuđường sắt liên tiếp vài ngày, đã phải chịu không ít cực hình bởi việcchẳng liên quan gì đến mình, vất vả lắm mới phá được án, định đi ăn mộtbữa dạ dày bung coi như là khao thưởng, bởi vậy mới không đến căn tin ăn cơm tập thể. Cái món dạ dày bung này được làm bằng dạ dày dê, là mộtmón ăn vặt, dân chúng bình dân rất thích ăn, có thể ăn thay cơm. Ngườita chế biến dạ dày dê thành các món "Bản đỗ, đỗ hồ lô, đỗ tán đan, đỗ ma cô, đỗ nhân"*....., ngoại trừ dạ dày dê tươi ngon, yếu tố quyết định độ ngon của món ăn chỉ dựa vào một chữ "bung", nếu bung vừa đủ, đã thơmlại giòn. Những ai thưởng thức món dạ dày bung cũng nên uống một hailượng rượu.

*Bản đỗ: dạ cỏ, Đỗ hồ lô: dạ tổ ong, Đỗ tán đan: Dạ lá sách, Đỗ ma cô: cuống dạ cỏ, Đỗ nhân: vách ngăn.

Hai người họ đạp xe đạp về phía Nam Đại Tự, là một cái nhà thờ Hồigiáo. Sâu trong ngõ hẻm bên cạnh có một quán nhỏ sạch sẽ tới không ngờ,trước giải phóng chuyên bán dạ dày bung và đủ các loại quà vặt khác củangười Hồi, ngay cửa ra vào có tấm biển bằng đồng ghi 'Dạ dày bung họPhùng'. Hồi đó, trong tiệm chỉ có năm cái bàn hình bán nguyệt, một sưphụ một tiểu nhị quản lý công việc buôn bán. Mặc dù chỉ là một quán ănnhỏ xíu như vậy nhưng thực ra đã kinh doanh được cả trên trăm năm. Thờimới giải phóng, vật liệu thiếu thốn, đến khi mở cửa kinh doanh lại thìhọ chỉ bán có một vài món. Sau khi ngồi xuống gọi hai đĩa dạ dày bung, Đinh Mão hỏi: "Ca ca, hôm nay lão Lương tìm anh nói chuyện gì mà muộnthế?" Quách sư phó đáp: "Những gì ông ấy nói anh chả hiểu một tí gì."Đinh Mão bảo: "Vậy thì đừng suy nghĩ nhiều, món dạ dày bung hôm naykhông tệ, xem ra đói lả người ăn cái gì cũng ngon." Quách sư phó nói:"Dạ dạy bung họ Phùng ấy à, chính là cái món này này, năm xưa, người của phủ Khánh Vương ở thành Bắc Kinh lúc nào cũng đặc biệt thích dùng."Đinh Mão không tin: "Vương gia mà lại đi ăn cái món như thế này?" Quáchsư phó vặn lại: "Sao lại không ăn, vậy cậu cho rằng trong vương phủngười ta ăn cái gì?" Đinh Mão đáp: "Em làm gì có tí kiến thức nào về vấn đề này. Nhị ca, anh biết hay sao?" Quách sư phó nói: "Một láng giềng cũ của anh biết Thông Bối Quyền, đã từng làm bảo tiêu hộ viện ở KhánhVương phủ. Anh đã từng được anh ta kể cho nghe." Đinh Mão hết sức tò mòvề chủ đề này bèn hỏi: "Ca ca, anh nói cho thằng em biết một chút, bữaăn của Vương gia có những món gì?"

Quách sư phó nói: "Người anh em, người trong vương phủ và dân chúngchúng ta ăn uống khác hẳn nhau. Vương gia ăn một ngày năm bữa, sáng dậytrước tiên luyện một bài kiếm, luyện xong đi thay quần áo, đến thư phòng ăn điểm tâm, ví dụ như bánh nướng hình móng ngựa, trái cây muối, mứttrái cây, mì sợi xào giòn, cháo gạo tẻ, bánh bao trắng nhân đường phènmỡ thịt da heo thái hạt lựu, có món mua ở ngoài, cũng có món trong phủlàm."


Đinh Mão thốt lên: "Thì ra Vương gia sáng ăn điểm tâm những món này, giữa trưa thì ăn món gì?"

Quách sư phó nói tiếp: "Đến buổi trưa, người ta chỉ dùng bữa đơngiản với mì và cơm, nhưng đến bữa tối cùng ngày lại đổi sang món khác,không thể lặp lại bữa trước, sẽ dùng bữa với sáu đĩa tám chén hai canh,đây là món nóng, ngoài ra còn có bốn món ăn nguội, cật hầm nhân hạtthông, thịt dê bò muối tương gì đó, để làm món nhắm rượu. Nhưng cũng cókhi chỉ ăn thịt luộc và canh rau thịt. Những khi trời lạnh thì ăn lẩudê. Đúng bốn giờ chiều, Vương gia sẽ ngủ dậy, cần ăn lót dạ buổi chiều,gồm có chè bột mì, cháo bột, nước đậu xanh, bột nhào nước nóng chưng sủi cảo, cá xông khói, bánh cuộn thừng, bánh quế, bánh quai chèo bọc đường, bánh ga tô, bánh đúc đậu. Nếu không có chuyện gì, ăn vậy là được rồi.Nhưng nếu như trong phủ có bạn bè tình cờ đến chơi, bữa này sẽ phải chútrọng hơn nhiều, ít nhất là hai khô hai ngọt bốn mặn nguội, một chén lớn chè hạt sen đường phèn, bốn đĩa bánh trái theo thứ tự là quả phỉ rangtương, mộc tê nhục*, gà xé phay xào đậu hà lan, rau tam tiên, sau đó lấy bánh ngọt vàng** kẹp lại để ăn."

*Là món ăn dân dã của Trung Quốc, được liệt vào tám món điển hình củaSơn Đông, được xào hỗn hợp bằng thịt lợn thái miếng, trứng gà và mộcnhĩ.

**Là bánh làm bằng bột kê vàng, xay nhỏ, trộn nước nặn thành hình tròn, hấp chín rồi quét một lớp dầu ăn mỏng bên ngoài.

Đinh Mão than: "Vương gia thực sành ăn! Bữa tối cùng ngày dùng với món gì?"

Quách sư phó nói: "Bữa tối cũng giống như bữa trưa, chỉ khác nhau ởmón chính mà thôi. Tầm mười một giờ đêm sẽ ăn bữa ăn khuya, dùng tạm vài món lót dạ, mì hoành thánh, bánh bột mì, dạ dày bung, kẹo tam giác,những món mặn nguội được đặt trong thùng đá để bảo quản. Xong bữa này sẽ đến bữa ăn khuya, gia phó sẽ bưng lên một ly trà thơm ướp cánh hoa cònnóng bỏng, khẽ nhấp mấy ngụm, có bản tấu thì phê, không có thì đi ngủ.Ngoại trừ món bạo đỗ họ Phùng, Khánh Vương gia còn thường xuyên tới quán thịt luộc nồi đất. Thời nhà Thanh, khi tế thần người ta dùng cả giasúc, cho cả con vào trong một cái nồi đất cực lớn để luộc, gọi là thịttế thần. Vào thời Càn Long, bí quyết này đã truyền đến tay dân chúng. Ởchợ gạch ngói có một vị sư phụ sử dụng nồi đất lớn để luộc thịt. Bởi nồi đất có thể giữ nguyên mùi vị của thịt, hơn nữa, từ quan to hiển quý cho đến người buôn thúng bán mẹt, toàn bộ đều nhất trí cho rằng ăn được một miếng thịt tế thần là phúc khí cả ba đời; Cho nên, quán bán thịt luộcnồi đất này, mỗi ngày làm ra bao nhiêu là bán hết bấy nhiêu. Cả quán chỉ có một vị sư phụ cùng với hai tiểu nhị, ngày nào cũng vậy cứ đến nửađêm là luộc thịt, sáng sớm mở cửa bán, chưa đến buổi trưa là đã bán sạch cả rồi. Vừa bán xong là lập tức hạ biển hiệu đóng cửa quán, cho nênngười ta mới bảo biển hiệu của quán thịt luộc nồi đất là -- quá hẹnkhông đợi."

Từ khi toàn quốc giải phóng năm 1949 cho đến bấy giờ, Quách sư phóvà Đinh Mão đã buộc phải nghỉ làm vàng mã, công việc vớt xác trên dòngHải Hà lại không có thưởng, cũng chẳng còn có đám tang rình rang nào đểmà trà trộn vào thừa cơ ăn uống, hai người thèm ăn đến thắt ruột. Vừanóii về cách ăn uống trong vương phủ, hai người vừa tưởng tượng món bạođỗ không thể bình dân hơn được nữa này thành tiệc tám đĩa bốn món mặnnguội. Như thế gọi là biết cách hưởng phúc trong mọi hoàn cảnh, cũng gọi là khổ vì ăn.

Hơn tám giờ tối, bên trong tiệm ăn nhỏ đã có không ít thực khách,nội dung câu chuyện của họ chỉ xoay quanh vụ "Bom người" lúc ấy đangđược bàn tán xôn xao khắp đầu đường cuối ngõ.


Hai

Vào thời kỳ ấy, những tin đồn thất thiệt thế này nhiều không đếmxuể. Câu chuyện này đại khái nói thế này, có một cây cầu lớn trên dòngTrường Giang, đêm nào cũng có chiến sĩ giải phóng quân thay phiên canhgác. Có một ngày, vào giữa nửa đêm, một người đàn ông cõng phụ nữ đangmang thai vội vàng đi lên cầu, bảo rằng vợ mình sắp sinh, phải mau chóng qua cầu đưa vào bệnh viện. Chiến sĩ giải phóng tốt bụng hỗ trợ, giúpngười đàn ông đó cõng người vợ đang mang thai để nhanh chóng qua cầu.Nhưng chạy đến giữa cầu, anh ta cảm thấy người phụ nữ này không hiểu sao càng lúc càng nặng trình trịch, cũng chẳng hề nói chuyện hay hít thở,trên người lại còn ám mùi thuốc súng. Anh chiến sĩ giải phóng quân độtnhiên tỉnh ngộ, tên gián điệp đã nhét thuốc nổ vào trong bụng cái xácphụ nữ, rồi giả đưa phụ nữ có thai sang bờ bên kia, muốn phá hủy cây cầu lớn này. Thuốc nổ đã sắp nổ tung, anh chiến sĩ giải phóng quân lập tứcôm cái xác phụ nữ nhảy luôn từ trên câu xuống sông, rốt cục vào lúcnghìn cân treo sợi tóc đã bảo vệ cây cầu an toàn.

Đinh Mão nghe thấy thế phì cười, quay sang bắt chuyện với nhữngngười đó: "Mấy vị này, tôi chưa từng thấy nên không biết cây cầu bắc qua sông Trường Giang lớn đến cỡ, nhưng có thể khẳng định Trường Giang rộng hơn dòng Hải Hà của chúng ta rất nhiều, chắc hẳn cây cầu kia cũng phảilớn tương ứng. Trong bụng một cái xác phụ nữ thì có thể dấu được baonhiêu thuốc nổ chứ, có thể phá hủy được cây cầu lớn đến thế được không?Hơn nữa, cái anh lính kia chán sống rồi hay sao, nếu phát hiện ra trongbụng xác người phụ nữ chứa đầy thuốc nổ thì cứ lẳng mẹ nó xuống sông làxong chuyện, hà cớ gì còn phải ôm cái xác đó nhảy xuống? Như thế chẳngphải là ngu hết phần người khác hay sao?"

Những người đang ăn dạ dày bung trong quán nhỏ đều đua nhau tánthành, có một người thích hóng chuyện lên tiếng: "Đinh gia nói đúng điểm mấu chốt rồi, nghe kể chuyện này đã thấy là khoác lác rồi. Theo tôiđược biết, vụ bom người căn bản không phải xảy ra trên cầu lớn ở sôngTrường Giang, mà thực ra lại phát sinh ở công viên Bắc Hải. Ngày hôm đóvừa đúng dịp Tết, trong công viên có rất nhiều người. Có một cô gái xinh đẹp mặc đồ trắng ngồi trên ghế đá, tóc dài xõa vai, cúi đầu ngồi yênkhông nhúc nhích, giống như đang ngủ gật. Người qua lại đông như vậy, cô ta vẫn không bị đánh thức. Lúc ấy, có một đứa bé đá quả bóng da trúngđầu, nhưng cô ta vẫn không có phản ứng gì. Đúng lúc đó, có một công anviên trông thấy, cảm thấy có điều khác thường, bèn đi qua lay cô gái mặc đồ trắng đó thì phát hiện ra cô ta đã tắt thở từ bao giờ, trong bụnglại vọng ra tiếng đồng hồ kêu tích tắc. Thì ra nội tạng của xác chết này đã bị người ta moi sạch ra từ trước, sau đó nhồi đầy thuốc nổ mạnh, rồi đặt trong công viên với tư thế đang ngủ gật. May mắn là đã phát hiệnkịp thời, bom hẹn giờ còn chưa bị kích nổ. Trong giây phút mành chỉ treo chuông, đồng chí công an nhanh trí dốc hết sức lực ném cái xác phụ nữđó xuống hồ trong công viên, nếu không trong công viên nhiều người nhưvậy, hậu quả thiết tưởng không thể nào chịu đựng nổi."

Cả một đám đông lời qua tiếng lại, mồm năm miệng mười tranh nhaunói, kẻ nào cũng kể chuyện xoay quanh vấn đề "Bom người", nội dung không khác nhau là bao, đều chỉ là nhồi thuốc nổ vào trong bụng xác phụ nữ.Còn về phần dự định phá hủy cầu lớn hay là công viên, ai cũng gân cổ lên bảo mình đúng, cứ như là được tận mắt nhìn thấy vậy. Ở ngoài đường,những lời đồn đại nhảm nhí không có căn cứ như vậy đều được sinh ra nhưthế này, không cái nào là ngoại lệ. Quách sư phó nghe những người này kể chuyện tào lao giật gân cả một buổi, cũng coi như có cái để giải buồn.Sau khi nghe chán, ông ta và Đinh Mão đạp xe về nhà. Ông ta bảo ĐinhMão: "Sáng sớm ngày mai cậu phải đi trực, cứ về trước đi ngủ đi, anhvòng qua bên kia mua hai miếng lư đả cổn. Mấy ngày nay, thân thể chị dâu cậu không khỏe, không nuốt trôi được cái gì, anh mua cho cô ấy hai cáilư đả cổn để thay đổi khẩu vị." Đinh Mão nói: "Ca ca vẫn luôn là ngườithương chị dâu em nhất. Vậy em về trước đây, nửa đêm nửa hôm anh cẩnthận một chút."

Đến ngã tư, hai người tách ra, Quách sư phó đi mua lư đả cổn. Mặc dù tên của món này nghe quái lạ, nhưng thật ra chỉ là bánh bột đậu làm từđậu nành, cái tên lư đả cổn xuất phát từ cách ví von rất hình tượng.Chính giữa cái bánh này có một cái nhân tròn bọc trong một lớp gạo dẻo,để chính thức thành thành phẩm phải lăn một lúc trên lớp bột đậu nành,giống như một con lừa ở vùng đồng nội lăn qua lăn lại làm bụi bốc mùmịt, cho nên mới có cái tên như vậy. Đến giờ, hầu hết mọi người chỉ quen gọi nó là lư đả cổn, đã quên mất hẳn cái tên nguyên bản bánh đậu xanhthập cẩm của nó. Vị sư phụ làm lư đả cổn bình thường vẫn qua lại vớiQuách sư phó. Ông ta đến tận nhà vị sư phụ này mua mấy cái bánh, buộcchặt lên ghi đông rồi đạp xe trở về. Nhưng không ai nói trước được thếnào là vô xảo vô bất xảo. Nếu ông ta không đi mua cái món lư đả cổn nàythì sẽ không về nhà theo đường vòng; Nếu như không đi theo đường vòng để về nhà, ông ta cũng sẽ không gặp chuyện.

Lại nói tiếp. Buổi tối hôm ấy, tầm giữa mười giờ đến mười một giờ,Quách sư phó đi xe đạp đến cầu vĩnh cửu, nhìn thấy một người đẩy xe xích lô đi theo hướng ngược lại. Người đẩy xích lô tầm bốn mươi tuổi, bầutrời tối đen nên không nhìn rõ mặc quần áo ra sao. Khi còn cách Quách sư phó một quãng, người này vẫn đều đều đẩy xe xích lô đi rất bình thường. Nhưng khi đến gần ông ta, người này lại đột nhiên lại biến thành gắnghết sức lực, miệng mũi thi nhau thở hồng hộc. Quái lạ thật, một khônglên dốc, hai không lọt hố, nhưng mặc cho hắn gò lưng cắn răng dồn sức,có bao nhiêu sức lực đều dốc ra cho bằng hết, làm cách nào cái xe xíchlô cũng không chịu chuyển bánh. Nếu nói theo cách mê tín -- lúc ấy giống như có quỷ ở đằng sau ghìm chân.


Ba

Vào thời Ung Chính nhà Thanh, bên ngoài cửa Đông, trên dòng Hải Hàcó một cây cầu tên là Đông Phù. Đến những năm cuối nhà Thanh, nó đượcxây dựng thành cầu rầm thép vĩnh cửu, trụ cầu được xây bằng xi-măng cốtthép, trên cầu còn có cả đường ray cho tàu điện chạy qua. Mỗi khi trêndòng Hải Hà có thuyền lớn chạy qua, cây cầu thép có khả năng chuyển động thông qua bộ phận truyền dẫn chạy bằng điện. Toàn bộ cây cầu chắc chắnvô cùng, phòng thủ kiên cố, được gọi là cầu vĩnh cửu. Năm 1947, gặp phải một trận hạn hán lớn nhất trong vòng cả vài chục năm, cả một đoạn sôngHải Hà dưới chân cầu vĩnh cửu đã trơ ra tận đáy. Chính phủ tổ chức dânphu nạo vét bùn đất dưới lòng sông, kết quả đào lên hai cái thùng sắttây. Khi người ta mở ra xem xét, bên trong thùng sắt có chứa xác chết.Thân thể nạn nhân đã bị cắt thành tám khúc, chia ra bỏ vào hai cái thùng sắt, nhấn chìm xuống đáy sông để hủy thi diệt tích. Cảnh sát lần theomanh mối là cái thùng sắt và quần áo của xác chết để truy tìm, đến cuốicùng đã phá được vụ án mạng xảy ra từ mười mấy năm trước. Nếu không cótrận hạn hán nghiêm trọng trăm năm khó gặp khiến cho dòng Hải Hà trơ tận đáy đó, thì vĩnh viễn không ai có thể phát hiện hai cái thùng vỏ sắttây đựng xác người bị cắt khúc này. Ai cũng bảo, trời giáng đại hạn mớikhiến cho oan tình của ma quỷ chết oan khuất dưới đáy sông có thể phơibày ra ánh sáng như thế. Một bản án oan khuất đến ông trời cũng phảiđộng lòng trắc ẩn như vậy, Quách sư phó đã từng được tận mắt chứng kiến. Mỗi lần đi ngang qua cây cầu vĩnh cửu, ông ta lại nhớ đến nó.

Đầu những năm năm mươi, không giống như bây giờ đèn đường thắp sángcả đêm, cứ đến tầm mười một giờ đêm là đèn trên cây cầu vĩnh cửu đã tắthết, ánh trăng mờ ảo cây cầu lại rộng. Người kia đẩy chiếc xích lô theochiều ngược lại đến chính giữa cây cầu thì đột nhiên chiếc xe đứng khựng lại không sao đẩy đi được nữa.

Quách sư phó nhìn thấy đối phương đã cố hết sức mà không được, xuấtphát từ lòng nhiệt tình thích xía mũi vào chuyện người khác, ông ta bènlên tiếng hỏi: "Có cần giúp đỡ không?" Vừa nghe thấy ông ta cất tiếnghỏi, người nọ lập tức vứt xe xích lô lại bỏ chạy. Quách sư phó vừa mớiđịnh đuổi theo, chợt phát hiện ra trên chiếc xích lô có một đống gì đóđược phủ kín mít bằng chiếu, tỏa ra mùi máu tanh nồng nặc, kéo theo rấtnhiều ruồi ong ong bay loạn.

Ông ta giật mình kinh hãi, suy đoán bên dưới cái chiếu là tử thi,bèn vạch ra xem xét thì lại hóa ra là xác mấy con chó. Ông ta thầm nghĩ, thế này có vấn đề gì đâu, dùng xe xích lô chở chó chết, sao lại phải sợ người khác bắt gặp? Ông ta vạch hẳn cái chiếu ra thì thấy bụng mấy conchó phình to, vừa sờ tay vào đã cảm thấy cứng ngắc, hiển nhiên là có thứ gì đó nhét chặt cứng ở bên trong. Ông ta lập tức nhớ tới chuyện bomngười đã được nghe kể trong quán bạo đỗ, thế này là định phá sập cây cầu hay sao?

Lúc ấy có bộ đội tuần tra đi ngang qua, Quách sư phó gọi số binhlính đó qua hỗ trợ, vội vàng di chuyển mấy cái xác chó có chứa chất nổtrong bụng đi chỗ khác. Nhưng rốt cục phát hiện ra trong bụng xác chókhông có thuốc nổ, mà được nhồi chặt nhựa cây anh túc, dùng để làm thuốc phiện đen. Họ lần theo manh mối, phá được một vụ án. Trước giải phóngcó một kẻ bán than, vào thời điểm giải phóng quân đánh Thiên Tân, thừadịp pháo bắn dồn dập, hắn cạy cửa một nhà thuốc ở trên phố. Vào tronglục soát không tìm được tiền, hắn chỉ trộm được mấy rương nhựa anh túc.Mấy năm vừa qua, hắn vẫn chôn chặt số nhựa đó ở đằng sau nhà mình rồiđến vùng nông thôn tìm người mua. Nhựa anh túc có thể làm giảm đaunhức, ví dụ như loại bệnh nan y ung thư xương chẳng hạn, người bệnh đauđến mức chỉ muốn chết ngay mà không được, cần nhựa anh túc để giảm đauđớn. Một vài lang trung ở nông thôn nghe nói tên bán than có hàng, đồng ý bỏ tiền ra mua. Nhưng nhựa anh túc là hàng cấm, khốn nỗi không thể nàomang ra khỏi thành. Ngày hôm đó, tên bán than nghĩ ra một biện pháp. Hắn đánh bẫy mấy con chó hoang, siết cổ chúng rồi moi nội tạng ra, nhétnhựa anh túc vào trong bụng. Gã chất lên xích lô đẩy đi, giả dạng làmngười đưa thịt chó cho nhà hàng, định nhân lúc trời tối đen đánh lận con đen vượt qua chốt kiểm tra chở về vùng nông thôn. Chẳng ngờ, khi quacầu dây xích xe xích lô bị kẹt cứng, vừa nghe thấy Quách sư phó hỏi mình một câu có cần giúp hay không, người nọ tức thì chột dạ khiếp đảm, vứtxích lô lại bỏ chạy, nếu không thì đâu đến nỗi bị người ta phát hiện ra. Nhưng tên bán than này không chỉ ăn trộm và vận chuyển nhựa anh túc,trên người không ngờ lại còn gánh cả án liên quan đến mạng người.

Khi công an viên đến sau nhà tên bán than để đào số nhựa anh túc còn lại lên, có hàng xóm ở bên cạnh chạy đến tố giác, bảo rằng cặp đôi bánthan này sống trong một gian phòng nhỏ, căn phòng lại nằm trong một ngõcụt rất vắng vẻ. Ở cái khu Niêm Ngư Oa này, cư dân đa phần là người làmviệc tay chân dưới tầng chót của xã hội, do đó gia cảnh của tên bán than rất khốn khó, bởi nếu có tiền cũng chẳng cần phải kéo xe than đi bánlàm gì, quần áo trên người vá chằng vá đụp, nhưng lại thường xuyên ănthịt hầm cách thủy, cách cả nửa con hẻm cũng có thể ngửi thấy mùi thịtthơm lừng từ trong nhà bọn chúng bay ra.

Toàn bộ những gia đình trong khu vực đó đều là hộ dân nghèo, cùngquẫn đến nỗi ngay cả cháo loãng cũng không có mà húp. Nhà khá khẩm nhấttrong khu Niêm Ngư Oa thì phải cũng đến ngày lễ ngày tết mới dành dụm đủ tiền mua một miếng thịt cỡ đầu ngón tay, hoặc là loại xương đã róc hếtthịt rẻ như bèo. Mua về xong cả nhà ngồi làm một bữa sủi cảo, bởi vậy họ đặc biệt mẫn cảm đối với mùi thơm của thịt hầm cách thủy. Mọi người aicũng như có gai ở trong lòng, một kẻ bán sức kéo than bán, một tháng có thể kiếm được mấy hào, làm sao có đủ tiền ăn thịt hầm cách thủy, hơnnữa lại còn đến nửa đêm mới hầm?

Bốn

Hàng xóm láng giềng nghe nói tên bán than đá hay bẫy chó hoang, nênvõ đoán món hầm cách thủy đó được chế biến từ thịt chó, sợ họ bắt gặpđòi chia phần nên bọn họ mới lén lút như thế. Toàn bộ xóm láng quenthuộc vẫn canh cánh nghi vấn này trong lòng. Nhưng mãi cho đến khi côngan viên đến nhà tên bán than đá thu hồi tang vật thuốc phiện sống, cómấy người hàng xóm tọc mạch mới nhảy ra tố giác. Công an cảm thấy việcnày kỳ quặc, bèn trở về thẩm vấn cặp vợ chồng bán than đá. Vừa thẩm vấncả hai đã khai báo toàn bộ.

Thì ra trước giải phóng, đôi vợ chồng này đã ăn thịt người. Khi ấy,công việc bán than đá vừa bẩn lại vừa nặng nhọc, có thể khiến cho người ta lao lực đến thổ huyết. "Kéo xe than, quấy mạch nha, xay đậu hũ" được gọi chung là Tam đại khổ, trong đó kéo xe than đi bán chiếm vị trí đầutiên. Chỉ cần có công việc lao động chân tay khác, chẳng ai lại đi chọncái nghề này, bởi không những phải kéo xe đi bán than đá, kéo đến chỗmua còn phải cõng từng giỏ than một xếp gọn gàng vào tận nơi người tachỉ định. Cả ngày ăn rau húp cháo, trong bụng làm gì có chất, chẳng biết một ngày nào đó tối sầm mặt mũi đâm đầu ngã sấp mặt xuống đất, coi nhưcái mạng đã ô hô ai tai. Có một năm xảy ra nạn đói khủng khiếp. Ở vùngnông thôn ngay cả vỏ cây cũng bị người ta gặm sạch sẽ, muốn bẫy chóhoang cũng không còn con nào mà bẫy, tên bán than đã đói đến mức vàng cả mắt. Có một hôm, hắn đi ngang qua Chuyển Tử Phòng, cách Niêm Ngư Oakhông xa, cả hai đều nằm trong vùng Khiêm Đắc Trang. Trước kia có mộtbài vè, lời của nó thế này "Khênh quan tài, nhặt xỉ than, người nghèothà gánh muối đi bán; Kéo bè mảng, khiêng vật nặng, thà rằng khiêng Hàbá; Khiêm Đức Trang, dạo một vòng, đào đâu cũng có đồ ăn được; Niêm NgưOa, Chuyển Tử Phòng, ổ lưu manh mẹ mìn hại người; Bột bắp ngô, cao lương cứng, nuốt không trôi, dùng côn đâm; Muốn hút thuốc, có mạt cưa, muốnuống nước, có sông thối" .

Lời bài vè miêu tả rất sinh động, đủ để tưởng tượng ra cảnh tượngcùng khổ của cả khu vực Niêm Ngư Oa và Chuyển Tử Phòng, nhất là khuChuyển Tử Phòng. Khu đó chỉ có vài con hẻm nhỏ khép kín, phòng ốc quánửa là thấp bé đơn sơ. Riêng cái khu được gọi là ổ lừa đảo trộm bắt cóchại người thì cư dân của nó đều là dân giang hồ, có rất nhiều kẻ buônngười cũng sống ở nơi đó. Thường ngày, bọn chúng đi khắp nơi bắt cócngười mang về đây. Trẻ em thì bán cho gánh hát, phụ nữ thì bán vào kỹviện, tất cả các vụ mua bán đều giao dịch ở Chuyển Tử Phòng. Khi đingang qua khu đó, tên bán than đá gặp một phụ nữ vùng nông thôn đangđịnh bán con của mình. Đứa nhỏ này thanh tú khác thường, cũng rất trắngtrẻo sạch sẽ. Gặp phải năm mất mùa đói kém đến mức không còn đường màsống, cô ta mới định bế con vào trong nội thành bán cho một một gánh hát nổi danh học diễn kịch. Như vậy không những có đường sống, có khi saunày có lẽ còn có cơ hội ngoi lên. Người phụ nữ nông thôn đó chưa từngvào nội thành, nghe người ta bảo muốn bán con thì phải đến Chuyển TửPhòng. Chị ta vừa đi vừa hỏi đường lần mò đến. Khi gần đến nơi, chị tađói lả người không đi được nữa, ngồi tạm ở ven đường nghỉ chân. Tên bánthan đá nảy sinh ý đồ đen tối, hắn làm ra vẻ hảo tâm, bảo là thấy đứa bé đáng thương, muốn dẫn nó đi ăn chút gì đó. Chị nông dân cứ tưởng làthật, mới để cho đứa bé đi cùng với hắn. Tên bán than đá dẫn đứa bé đếnmột chỗ vắng vẻ, quơ lấy cái cuốc đào than, vung lên thẳng tay hạ gụcđứa bé kia. Sau đó, hắn bọc kín thi thể ném lên chiếc xe xích lô chởthan đá, lại còn dùng vụn than đá vùi kín mít. Kéo xe về đến nhà, hắnbảo với vợ là mình đã nhặt được xác một đứa bé ở giữa đường. Sau đó, hắn rửa sạch tro than trên người đứa trẻ, chặt đầu và tay chân vứt đi, nửađêm nhóm bếp, dùng da thịt xương cốt nội tạng làm món hầm cách thủy. Vợtên bán than đứng bên cạnh xem, sợ tới mức không còn hồn vía, đói chếtcũng không dám ăn thịt người. Nhưng đến khi ngửi thấy mùi thịt, ả chẳngcòn thấy sợ hãi gì nữa, không ngờ tới thịt người lại thơm như vậy. Đêmhôm đó, hai kẻ này đã ăn sạch sẽ thịt đứa bé, cứ tưởng lúc ấy hàng xómláng giềng đã đi ngủ cả rồi, làm sao biết được mùi thịt lại bay ra xanhư vậy, những người sống xung quanh người nào người nấy đều ngửi thấykhông sót một ai. Nghe người ta kể lại, người phụ nữ nông thôn kia ítkiến thức, khi phát hiện ra con mình đã bị kẻ khác bắt cóc, nhưng mộtphụ nữ ở nông thôn thì đâu biết cái gì, cũng không biết đường mà kêu oan báo án, nhất thời nghĩ quẩn, nhảy cầu biến thành xác trôi sông.


Cái gì cũng vậy, đã có lần đầu tiên sẽ có lần thứ hai. Kể từ sau khi thực hiện hành động man rợ đó một lần, về sau cứ đến khi đói đến mứckhông chịu đựng nổi, cặp vợ chồng tên bán than đá lại đi ra ngoài bắtcóc trẻ em, nhưng không dám gây án ở gần, mà chỉ hoạt động ở vùng ngoạithành. Chúng ăn thịt người riết nghiện thành bệnh, không phải năm xảy ra nạn đói cũng cảm thấy bứt rứt khi không được ăn thịt người. Chúng dùngchiếc xe xích lô che mắt mọi người để chở trẻ con về nhà ăn thịt. Nhữngnăm vừa qua, chẳng thể nào biết cặp đôi này đã ăn thịt bao nhiêu đứatrẻ. Toàn bộ đầu tóc quần áo được chúng chôn ngay dưới nền phòng. Côngan đào nền đất lên là tìm thấy ngay. Những người sống ở khu vực nàykhông ai là không kinh sợ, không ngờ tới lại khui ra một vụ trọng ánnghe rợn cả người đến như thế. Về sau, cặp vợ chồng tên bán than đá đềubị phán tử hình bằng hình thức xử bắn, âu cũng là hình phạt thích đángdành cho hai kẻ này.

Vụ án bị phá vào năm 1953, tình tiết thực sự trên cơ bản là như vậy. Nhưng cũng giống như mọi chuyện khác, cứ truyền từ người nọ sang ngườikia là tam sao thất bản, chưa được vài ngày đã bị thổi phồng lên quáđáng rồi. Đầu đường cuối ngõ đâu đâu cũng bàn tán Quách sư phụ đã phá vụ án bom người, nói rằng bên trên chiếc xe xích lô có dấu mấy cái xác trẻ con, bên trong cái nào cũng chứa đầy thuốc nổ định phá sập chiếc cầulớn trên dòng Hải Hà, nhưng đã bị ông ta bắt ngay tại trận. Sau giảiphóng, vốn dĩ đã không còn người nào nhắc đến hai từ "Thần sông" nữarồi, nhưng chỉ trong vòng vài ngày, ông ta đã phá liền hai vụ trọng ántrạm điện đài ngầm dưới sông và bom người. Bởi vậy, biệt hiệu "Thầnsông" lại truyền đi khắp nơi. Quách sư phụ tự biết trong lòng là khônghay, bản thân lại sắp gặp phải vận rủi.

Năm

Về phần vấn đề tại sao khi ở trên cầu vĩnh cửu vào cái đêm ngày hômđó, xe xích lô lại đột nhiên lại không sao đẩy đi nổi, cho tới tận bâygiờ cũng không có lời giải thích hợp lý cho chuyện gì đã xảy ra. Đa phần dân chúng đều có cùng một cách nhìn nhận, chiếc xe xích lô của tên bánthan đá đã lén lút chuyên chở quá nhiều trẻ con chết oan, đến ngay cảông trời cũng thấy chướng mắt, chắc hẳn là đã sai quỷ níu xe lại, nhờThần sông Quách Đắc Hữu thay cho người chết oan khuất giải oan báo thù.Nếu không phải như vậy, tại sao người khác lại không gặp phải những việc như thế này, mà cứ khơi khơi dồn hết cả vào ông ta? Mặc dù công anđương thủy rất hiếm khi tham gia phá án, nhưng công việc phá án và bắtgiam mấy vụ án vào mùa hè năm 1953, hoặc nhiều hoặc ít đều có liên quanđến Quách sư phụ.

Hai vụ trọng án trạm điện đài ngầm dưới sông và bom người bị pháchưa được bao lâu, Quách sư phụ lại cứu được vài người ngã xuống sôngHải Hà. Vài ngày sau, lão Lương đến nhà nói chuyện, với ý định giúpông ta lĩnh công.

Quách sư phụ tự hiểu có một số câu không thể nói ra, đề phòng nóidai thành nói dại, cho nên ngay từ ban đầu lão Lương hỏi một câu ông tamới trả lời một câu. Nhưng về sau, lão Lương nêu một câu hỏi khiến choông ta không sao trốn tránh được. Ông này hỏi một câu vì sao dân chúnglại luôn tặng biệt hiệu cho đội trưởng đội tuần sông là "Thần sông" ?

Quách sư phụ không còn cách từ chối, đành phải trả lời: "Những nămvề trước, những vị sư phó của đội tuần sông sẽ xem thuốc lá để xác địnhcó chết oan không. Mỗi khi vớt được xác chết trôi, trước tiên họ sẽ ởbên bờ sông châm một điếu thuốc, không cần xem tử thi, chỉ nhìn điếuthuốc đó cháy như thế nào là có thể biết được có oan tình gì hay không.Nguyên nhân nạn nhân chết là do đột tử hay là chết oan, toàn bộ có thểbiết được khi nhìn vào khói và tàn thuốc. Phương pháp xem thuốc lá rấtthần bí, năm xưa đã không có mấy người biết xem, đến giờ thì đã chẳngcòn ai biết nữa rồi. Trước kia, vị sư phụ già trong đội tuần sông cònbiết cả gọi hồn. Ví dụ như có người ngã xuống sông chết đuối, nhưng tửthi vẫn không nổi lên, đội vớt xác lặn xuống tìm kiếm cũng thấy đâu. Đến nước đó thì phải tìm đến người nhà của nạn nhân, nhờ họ cung cấp nạnnhân tên gì ngày sinh tháng đẻ ra sao cầm tinh con gì, rồi ghi hết toànbộ thông tin lên một tờ giấy vàng, sau đó mời sư phụ đội vớt xác tới gọi hồn cầu siêu, vừa gọi hồn vừa phải hoá vàng mã. Nghe nói, khi nghe thấy hô hoán, tử thi chìm dưới đáy sông sẽ tự trồi lên mặt nước. Nhữngphương thuật lâu đời này được dân chúng tôn sùng hết mức, cho nên thủlĩnh đội vớt xác thường có danh xưng Thần sông là bởi vậy."

Nghe xong, Lão Lương lắc đầu nguầy nguậy: "Những cách làm như xemthuốc biết oan trái gọi hồn nơi bờ sông như thế này có lẽ là quá mê tín rồi, đến giờ mà anh vẫn còn tin vào những việc thế này hay sao?"

Quách sư phụ trả lời: "Không hẳn là mê tín, phương pháp phá án củaxã hội xưa có hạn. Trước kia, đội vớt xác quả thật có áp dụng một vàibiện pháp kỳ dị để phá án, dân thường không hiểu ra sao, một đồn năm năm đồn mười, cuối cùng ai cũng cho rằng biện pháp đó rất linh. Nếu thật sự không đúng, phương pháp dân gian mà bao nhiêu thế hệ tích lũy kinhnghiệm từng chút một để sáng tạo ra không có ý nghĩa gì hay sao."

Lão Lương nói: "Chỉ giỏi bao biện, khu vực hạ lưu chín sông có đủcác loại vũng hố rãnh mương ngập đầy nước nhiều không đếm xuể, đội vớt xác đã vớt xác chết trôi ở khu vực này hai trăm năm có thừa, nhất địnhđã truyền lại rất nhiều kinh nghiệm. Lão Quách, anh thử nói cho tôi nghe xem, xem thuốc biết oan rốt cục là như thế nào? Hút một điếu thuốc làcó thể đoán được oan tình sao?"

Quách sư phụ không muốn nói thật, bèn đưa đẩy: "Tôi cũng chỉ nghe kể lại, trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một lần thựchành."

Lão Lương truy vấn không thu được kết quả, mới bảo rằng: "Tôi khuyên anh một câu, bây giờ dù sao cũng chuyển sang xã hội mới rồi, đội vớtxác cũng đã đổi tên thành công an đường thủy, không còn thích hợp nhắclại những chuyện ma quỷ đặt điều mê tín nữa. Vốn dĩ định giúp anh báocông, nhưng cách gọi Thần sông như thế này có ảnh hưởng rất xấu, cơ quan công an chúng ta đâu có phải là bến nước Lương Sơn, muốn phong danhhiệu thế nào thì được thế ấy hay sao?"

Quách sư phụ cũng tự hiểu, không thể mang trên người danh hiệu Thần sông được, cứ nhắc đến là lại gặp chuyện không may, người thường khôngthể gánh nổi cách xưng hô như thế này. Ví như lần này chẳng hạn, chẳngphải thượng cấp chỉ cần nói một câu là đã xóa sạch toàn bộ công lao pháán của ông ta hay sao. Nhưng điều này cũng không đáng sợ, đáng sợ nhấtlà có kẻ gở mồm, hễ cứ nhắc đến danh hiệu đó là ông ta lại cực kỳ dễ gặp phải những thứ mà bình thường không bao giờ nhìn thấy.

TruyenC

Copyright © 2024 TruyenC.