Trở về truyện

Đau thương đến chết - Phần 2: Luân hồi - Chương 28 - Lối Quanh Co Dẫn Đến Chỗ Tối Tăm

Đau thương đến chết - Phần 2: Luân hồi

27 Chương 28 - Lối quanh co dẫn đến chỗ tối tăm

Lặng lẽ ngồi nghe Tư Dao kể, Du Thư Lượng lim dim mắt ngẫm nghĩ: Những chuyện mà cô gái này trải qua, thực không ai tưởng tượng nổi, nhất là vụ nổ ở "cư xá Thông Giang", vụ chôn sống ở ven hồ Chiêu Dương và vụ giết hại ở khu "ốc đảo quý tộc" Lục Ô – đều là các vụ án chấn động Giang Kinh mà các phương tiện truyền thông không ngớt nhấn mạnh. Nếu không được nghe chính cô kể lại thì anh không thể tin, một cô gái ẻo lả ngồi đây lại là nhân vật chính – người trong cuộc, là người bị hại của ngần ấy vụ án lớn.

"Em rất mong được bác sỹ Lượng giúp đỡ. Em luôn cảm thấy mình là người đem đến nỗi bất hạnh cho những người xung quanh, và thường có ý nghĩ không thiết sống nữa. Nếu không vì em còn có bao nhiêu điều khúc mắc chưa được giải đáp, nếu không em còn có người thương yêu mình, thì em đã suy sụp từ lâu. Em biết, đây là những ý nghĩ không lành mạnh. Anh nói đi, em nên làm gì?"

Thư Lượng giật mình. Xem ra, vấn đề tâm lý của Tư Dao phức tạp hơn anh tưởng rất nhiều, cũng may cô ấy là người thông minh và có lý trí, có thể chủ động nhận thức vấn đề của bản thân. Kể từ khi bắt đầu điều trị cho Tư Dao, anh đã lập một đề cương về mọi sự kiện mà cô trải qua, đưa hồ sơ vào bệnh án. Anh cảm thấy các sự kiện này thực mơ hồ khó hiểu, rất có thể chúng là nguyên nhân chủ yếu gây ra các vấn đề tâm lý và thần kinh của cô. Muốn giúp cô giải quyết vấn đề tâm lý, có lẽ phải bắt đầu từ việc hỗ trợ cô giải tỏa những mối nghi hoặc này.

Cô mang theo các dụng cụ, tháo tấm ván ở lưng cái hộp sắt ra rồi lại chui vào khoảng trống sau tường. Cô soi đèn pin quan sát một lượt, tuy thấy rất khác với các bản vẽ đã thể hiện trong cuốn "Tường giả bản vẽ kiến trúc" nhưng cô vẫn không nhận biết được gì thêm.

Cô chán ngán định bò trở ra. Cô soi đèn nhìn kỹ phần nền, tuy biết rằng sẽ chỉ là vô ích, vì lần trước cô quan sát kỹ rồi.

Trên nền xi-măng có một vùng lõm hình chữ nhật, rộng chừng một mét, dài chừng hai mét, rất nông, không thể làm cho người ta bị vấp; nếu không nhìn kỹ thì chẳng thể nhận ra.

Chắc là khi thi công đã láng xi-măng không kỹ.

Nhưng có lẽ không đúng. Hồi trước đến xem nhà để thuê mình đã ưng ngay. Một trong những nguyên nhân là vì cả ngôi nhà này được làm rất chi nuột nà, khắp trong ngoài không có chi tiết nào cẩu thả. Về sau Tư Dao mới rõ, chính vị kiến trúc sư đã giám sát thi công nên mới có được ngôi nhà mỹ mãn như thế.

Cho nên, cô thấy thật khó tin chỗ nền này lại là một sơ suất ngẫu nhiên. Và dù do láng xi-măng cẩu thả, thì tại sao lại trở thành một vùng lõm hình chữ nhật nghiêm chỉnh? Có cảm giác như, khi láng xi-măng chưa thật khô, người ta đã dùng một khối chữ nhật ấn xuống nền

Vết lõm này là cố ý để lại, nhằm...

Cô chiếu đèn pin lên cao, quả nhiên nhận ra một miếng gỗ chính giữa có kích thước na ná như vùng lõm dưới nền.

Hai chi tiết này hẳn phải có mối liên quan.

Rất nhiều ý nghĩ lướt nhanh trong đầu cô. Tư Dao gắng tĩnh trí suy nghĩ một lượt: giả sử rằng mảng tường ở phòng của cô là "tường kép" như sơ đồ mô hình đã thể hiện; miếng gỗ bịt trên kia, nếu là một khối gỗ dựng đứng kéo dài lên tận tầng hai, thì nó vừa đủ lấp đầy khoảng trống giữa bức tường của phòng cô và tường nhà tắm.

Nói cách khác, mảng tường đó không có khoảng trống là vì mọi ngày đã bị "một khối gỗ" lùa vào lấp kín, cho nên cô "gõ thăm dò" mà không nhận ra. Chắc phải có một thứ thiết bị gì đó "kéo" nó xuống, thì mới thể hiện rõ khoảng trống.

Ý nghĩ này liệu có quá xa vời không?

Kể từ khi vào hang Thập Tịch nhận biết về quan tài treo có thể lên xuống, lại biết về quả cầu pha lê chứa mô hình ngôi nhà tinh vi... Tư Dao cho rằng cái gọi là "tài tình như chuyện thần thoại" có thể xuất hiện ở bất cứ thời đại nào.

Huống chi, chuyện ở đây dường như chẳng khó làm. Chỉ cần một cái công tắc gì đó để điều khiển lên xuống.

Cô lại chiếu đèn pin lên. Đa số các loại dây điện đều luồn qua khe hẹp giữa vách và các tấm ván, trong đó có ba sợi khá to ròng xuống đấu vào hộp sắt trung tâm, gần cái bảng tinh thể lỏng.

Cái "màn hình" này dùng để làm gì nhỉ?

Trước đó mình nghĩ là nó liên quan đến hệ thống an ninh, nhưng xưa nay chưa thấy Quách Tử Phóng "đảm trách an ninh" xuống tầng hầm điều khiển cái này bao giờ.

Các chữ số và chữ cái này để làm gì?

Cô lại nhìn vào cái bảng tinh thể lỏng, thử ấn vào nút ON (mở), cũng như máy tính cầm tay, nó hiện lên số 0 nhấp nháy.

Cô nhấn thêm vài ký tự khác, rồi nhấn nút "trở lại". Màn hình hiện lên hàng chữ ERROR (sai). Cứ bấm mò kiểu này thì khó mà có kết quả. Cô nhìn thật kỹ, thấy ở sát màn hình có chữ ACTON.

Cô trở lên nhà, mở máy tính tra cứu ACTON, thì ra nó là một nhãn hiệu Mỹ chuyên chế tạo các công cụ bảng điều khiển máy móc. Người sử dụng có thể tùy ý cài đặt mật mã thao tác, sau đó có thể điều khiển thiết bị.

Chẳng lẽ đây là một thứ máy vận hành bí mật?

Cô lại chạy xuống tầng hầm, ngây ra nhìn cái bảng tinh thể lỏng.

Mật mã thao tác là gì?

Cô nảy ra một ý, rồi bấm chuỗi ký tự mà Viên Thuyên viết trên chiếc phong bì LW586136697400C.

Dx đã phân tích rằng rất có thể nó là tên tự sinh của một file văn bản thiết kế xây dựng "nhà máy Louvre"

Tư Dao và Trương Sinh đã bàn, chưa biết chừng nó chính là tên văn bản của bản thiết kế ngôi nhà này.

Không hòng gì đưa vào chuỗi ký tự đó để tìm thấy bản vẽ máy tính ấy, nhưng có lẽ trực tiếp ứng dụng nó vào đây mới là thiết thực

Đây là một cách thử nghiệm mạnh dạn, sau khi cô đã cân nhắc.

Tư Dao nghe thấy một âm thanh "vo vo" nhè nhẹ tựa như tiếng đàn ong rời tổ phát ra. Cô chui tọt vào khoảng tường rỗng, quả nhiên nhìn thấy khối gỗ lớn đang từ từ hạ xuống.

Dường như cô có thể khẳng định, nếu bây giờ cô lên gác gõ gõ vào tường, thì sẽ có cảm giác "rỗng"

"Bộp bộp" là âm thanh đang phát ra lúc này. "Tường kép ở sát ngay đây. Nhưng vào trong đó bằng lối nào?

Bức tường trắng tinh không một vết lạ.

Cô đẩy bức tường, biết đâu sẽ xuất hiện một cái cửa thì sao?

Không thể! Sao lại không có cửa? Chẳng lẽ máy quét ba chiều đã cho kết quả sai?

Cô lại nhìn vào bản vẽ tổng hợp mà Trương Sinh đã cho cô. Bức tường này rõ ràng là có hốc thủng. Trong bản vẽ, không chỉ có cửa, mà còn có nhiều đường ngang dọc đan nhau, thế là gì vậy? Cô lại nhìn bản vẽ căn phòng mà Lịch Thu đang ở rồi chợt "à" một tiếng.

Cùng là các đường thẳng ngang dọc, nhưng lại thể hiện sàn nhà. Điều này dễ hiểu; các đường dựng đứng, thể hiện vết ghép giữa các mảnh ván.

Khi "con rệp" bò vào quét trong lòng mô hình, phản hồi vào máy quét ba chiều, thì nó luôn quét theo mặt bằng; khớp các hình ảnh để "dựng" thành căn phòng ra sao, cần phải căn cứ vào cấu tạo bên ngoài của "căn phòng" mà suy luận, sắp đặt. Trương Sinh đã mắc một sai lầm nho nhỏ, anh coi sàn là tường, và coi tường là sàn. Vì diện tích của sàn và tường xấp xỉ nhau, vì thế lâu nay cô không nhận ra chỗ sai sót này.

Vậy thì trên sàn phải có cửa hoặc chỗ lõm.

Nói cách khác, lối vào sẽ nằm ở sàn.

Dựa vào bản vẽ cô thấy nó sẽ nằm dưới cái giường. Tư Dao chui xuống gầm giường, chiếu đèn pin xem sao. Giữa các mảnh ván lát sàn thường được dán keo. Cô lấy dao thử nạy ván ra.

Tất cả hệt như bản vẽ đang nằm trong máy tính.

Một mảnh, hai mảnh, ba mảnh ván... rất dễ dàng bị nạy lên. Chúng không được dán keo, điều này là không bình thường. Dưới các mảnh ván là một tấm gỗ to.

Nhấc các mảnh ván lát sàn ra, cô thấy tấm gỗ này được khớp vào một cái khuôn bằng gỗ. Tư Dao mạnh tay nạy tấm gỗ này lên.

Phía dưới là một khoảng trống đủ cho một người khom lưng ngồi xuống.

Thì ra đây là lối thông đến bức tường kép!

Tim cô đập nhanh. Chưa rõ điều gì đang chờ đợi cô.

"Hẳn là những người gần gũi em đã gặp bất hạnh thật, nhưng em đã biết trước rằng kẻ gây ra nỗi bất hạnh cho họ ban đầu không phải là em, đối tượng bị nhằm vào cũng không phải là em, đúng không?"

"Đây là điều mà em sợ nhất. Em luôn cảm thấy tất cả đều là nhằm vào mình em, cái chết của mọi người, là vì em làm liên lụy đến họ. Ví dụ, người bạn thân đã ở sát bên em gần đây, bị giết khi đang ngủ – lại vừa khéo trùng hợp với chuyện đêm hôm đó chúng em đổi phòng ngủ cho nhau. Tức là bạn ấy đã chết thay cho em". Tư Dao lại thút thít khóc.

"Vậy ư? Đó rõ ràng là một vụ giết người. Tại sao cảnh sát không kết luận, có thể cô bạn ấy đã bị kẻ thù của mình sát hại? Nói cách khác, mục tiêu của chúng không phải là em".

Hung thủ đã rắp tâm tính toán, chúng phá hỏng hệ thống giám sát an ninh. Đồng thời, ngay đêm hôm đó, anh sĩ quan cảnh sát phụ trách các vụ án liên quan đến em lại bị ám sát. Hai cảnh sát được cử đến bảo vệ em cũng bị điều đi. Liên hệ với các lần em gặp nguy hiểm trước đó, bên cảnh sát kết luận bọn xấu đã nhằm vào em. Chỉ có một điều lạ là, ý kiến của cán bộ pháp y của họ không thống nhất. Có người cho rằng cô bạn em bị đâm chết. Có người lại kết luận rất kỳ cục rằng, có lẽ cô ấy đã chết trước khi bị hại, bị đột tử vì một chứng bệnh nào đó. Tiếc rằng em không hiểu những lý lẽ thuộc chuyên môn pháp y của họ".

Lại còn thế nữa kia? Thư Lượng đã sắp xếp lại một lượt các sự kiện Tư Dao đã kể, về các bạn, về tai nạn giao thong, về hiện tượng "chợt giở chứng rồ dại" dẫn đến vụ lật xe buýt ở Đại Lý, vụ giết người - hoặc đột tử vì bệnh lý, vụ cảnh sát đi làm nhiệm vụ lại lỡ sa bẫy... Nếu "đặt tên" lại cho toàn bộ các sự việc này, thì liệu có phải chúng đều là "đột tử" không?

Có lẽ tất cả đều không đơn giản như những biểu hiện bên ngoài, hoặc có thể dùng bốn chữ "Đau thương đến chết" để mà khái quát.

Cách tốt nhất để giúp cô gái này, có lẽ không phải là ngồi đây để nói chuyện suông. Cô ấy rất thông minh, rất hiểu mọi lý lẽ thông thường và tất nhiên không phải là người không có chủ kiến thì cách thiết thực hơn cả là giúp cô ấy gỡ bỏ những gánh nặng tâm lý.

Thư Lượng rất tin tưởng ý tưởng này, óc anh hiện lên tên của một người.

"Tôi nghĩ thế này... t ôi sẽ liên hệ với một người bạn thân, anh ấy là giáo sư giải phẫu bệnh lý học ở Giang Kinh. Gần đây anh ấy vẫn đang giảng chuyên đề về đột tử... Chúng tôi sẽ tìm cách thuyết phục bên công an để giải phẫu tử thi của Thường Uyển. Tôi còn đoán rằng bên công an cũng đang liên hệ với anh ấy cũng nê. Anh ấy là chuyên gia về lĩnh vực này, rất có thể sẽ làm rõ nguyên nhân tử vong của cô ấy".

Ra khỏi bệnh viện, Tư Dao không đến công ty nữa. Cô đã xin nghỉ cả ngày hôm nay. Trở về nhà, cô không thấy Lâm Nhuận đâu. Anh chàng say mê công việc, chân chưa khỏi hẳn đã lại đi làm rồi. Cũng vì căn phòng vừa mới xảy ra vụ án mạng nên anh không muốn ngủ ở đó, đến ở nhà một đồng nghiệp để có thể đi bộ đến văn phòng luật sư Thiên Hoa. Tuy anh đã đột ngột xuất hiện ở Thôn quái dị cùng cô xông pha chốn hiểm nguy, song trở về Giang Kinh rồi cô vẫn cảm thấy giữa hai người có một khoảng trống, có lẽ chưa phải là khoảng trống không thể vượt qua nhưng nó vẫn là một sự xa cách. Nguyên nhân cụ thể là gì thì cô không thể diễn tả được; có thể là do thái độ của hai bên, có thể là do những trải nghiệm của cô ngày càng kỳ dị mà cô không muốn chia sẻ cùng anh đã lấn át tất cả, rồi nảy sinh nỗi nghi kỵ không đâu.

Chẳng hạn, chuyện về bức tường kép, đến giờ vẫn chỉ có cô và Trương Sinh biết.

Mình thật đần độn, mãi vẫn không tìm ra lối vào của cái khoảng trống ấy.

Tử Phóng và Lịch Thu đều đang đi làm. Tư Dao lại thử gõ gõ bức tường, vẫn là công cốc. Cô đành ra khỏi phòng, đi đi lại lại trong ngôi nhà trống vắng.

Con mèo Linda quẩn quanh bên chân cô.

Linda! Cả nhà chỉ có ta và mi!

Cô chơi đùa với con mèo... rồi chợt nghĩ, giống mèo có khả năng bẩm sinh thăm dò các lỗ hổng kia mà? Linda, nếu mi hiểu lời ta nói thì hay biết mấy! Ngươi có thể tìm giúp ta bức tường kép không? Mi là "cô mèo" chỉ ham chơi, hay mò ra ngoài đánh bạn với các "công tử mèo", lúc ở nhà, mi cũng chẳng chịu ngồi yên trong phòng. Nghe Lịch Thu nói, mi rất ham lần mò ở dưới tầng hầm...

Cô chợt nghĩ, tại sao nó lại hay xuống tầng hầm? Dưới đó chẳng có gì ăn được, cũng chưa từng thấy có chuột. Chị Lịch Thu xuống đó để ngắm các bức tranh của Lịch Sở, còn nó, nó xuống đó làm gì?

Có lẽ mình nên xuống đó xem xem có thứ gì mà hấp dẫn con Linda đến thế.

Tư Dao đi xuống tầng hầm. Con Linda có vẻ như hiểu được ý chủ nhân, nó nhắng nhít đi tiên phong, rất nhanh nhẹn chạy tót ngay vào tầng hầm.

Tư Dao bật đèn, rồi quan sát cái nơi mà cô rất ít khi đặt chân vào. Vì cô vốn mắc chứng sợ hãi không gian khép kín, nên từ ngày dọn đến nhà này đương nhiên cô cố gắng tối đa để không đi vào cái chốn rất ức chế này. Mọi thứ đều không có gì thay đổi. Những bức tranh sơn dầu của Lịch Sở vẫn bày ở đây, không hề vương bụi, chắc Lịch Thu thường xuyên xuống lau chùi. Nền nhà cũng rất sạch sẽ, không có dấu vết của thức ăn mèo hoặc các đồ chơi gì cả.

Dưới này không có gì hết, thì nó xuống đây làm gì?" Tư Dao ngẩn ngơ hỏi, hình như mong nó sẽ cho câu trả lời ưng ý.

Con mèo không để ý, chỉ chạy đến bên một cái hộp sắt khá to hơi nhô ra ở một bức tường, kêu lên "meo meo". Tư Dao có lần nghe Quách Tử Phóng nói chiếc hộp có đủ các loại công tắc, nhìn mà hoa cả mắt.

"Đồ ngớ ngẩn ạ, nào có gì đâu? Mi định ăn dây điện à?" Cô mở nắp hộp, nhìn đám công tắc rối tinh rối mù, lắc đầu. Cô chỉ nhìn thấy đáng chú ý là một cái bảng tinh thể lỏng dài, bên cạnh có những chữ số nhỏ xíu và nút nhấn, na ná như một cái máy tính bỏ túi.

Điều kỳ lạ là khi cô vừa mở nắp hộp ra, con mèo Linda cứ nhảy cẫng lên, rất hăng hái.

Tại sao nhỉ?

Tư Dao nghĩ ngợi, rồi thử gõ gõ vào chỗ tường bên dưới cái hộp và lắng nghe. Không phải tiếng "cộp cộp" nhàm chán mà là tiếng "bộp bộp"!

Phía sau cái hộp này là khoảng trống!

Nhưng cô tự cười mình. Vì rất nhiều đầu dây dẫn của ngôi nhà sẽ tập trung ở dưới cái hộp này rồi luồn lên, thì đương nhiên trong đó phải có khoảng trống nhất định cho nên trong này bị rỗng là đương nhiên, không có gì lạ.

Nhưng cô lại nghĩ, phía sau cái hộp là khoảng trống. Nếu khoảng trống này kéo dài lên trên, thì gặp đúng bức tường giữa căn phòng của cô và nhà tắm tầng hai có nghĩa là nơi đó chính là "bức tường kép".

Mình phải tìm cách khám phá xem sao!

Khi xây dựng ngôi nhà và lắp đặt, tất nhiên người ta phải lôi các đầu dây dẫn ra đã, rồi mới đấu nối vào hộp. Nhìn kỹ, cô thấy đúng là có các đinh vít bắt cái hộp vào tường.

Mình có thể xem phía sau cái hộp ra sao...

Cô đi lấy các dụng cụ và đèn pin, cầm tuốc nơ vít vặn các đinh vít. Đúng thế, có thể gỡ cái hộp ra. Thấy một khoảng trống cao bằng nửa người, đủ để một người khom lưng chui lọt. Tư Dao lách vào. Con mèo Linda đang mong như thế, cũng nhảy tót vào "tường kép".

Thì ra đây là "thế giới đào nguyên (1)" mà Linda khát vọng bấy lâu!

------------------------

(1) Chốn tươi đẹp, thoát tục. Ở đây ý nói "miền đất xa lạ"

------------------------

Soi đèn pin, Tư Dao thấy chẳng có gì khác với mình hình dung: vài chục sợi dây điện các loại đấu vào cái hộp, men theo tường bò lên trên rồi rẽ ra các ngả. Cô chỉ ngạc nhiên rằng khoảng trống này rất rộng. Không thấy có thứ gì bất thường, chỉ có một số thanh gỗ để đỡ. Khoảng trống này không ngừng thông suốt lên trên. Ở chỗ gần với sàn tầng 1 đã bị bịt kín bởi các tấm ván gỗ.

Con mèo Linda lại hào hứng kêu lên.

Nó tìm thấy cái gì chăng?

Tư Dao chiếu đèn về hướng nó kêu, cô ngẩn người.

Con Linda đang ngoạm một cái túi, nhìn kỹ, thì ra đó là cái túi đựng cá khô. Thảo nào nó cứ đắm đuối với nơi này.

Nhưng tại sao ở đây lại có cá khô?

Lẽ nào... là dấu hiệu con người có mặt ở đây?

Càng nghĩ cô càng thấy sợ, nỗi sợ hãi đến mỗi lúc một nhiều, cô đã thấy hơi khó thở, tim đập loạn lên.

Phải rời khỏi đây!

Cô biết cái tật cũ của mình: Nỗi sợ hãi không gian khép kín lại "tái phát".

Cô chật vật bò trở lại tầng hầm, lúc này mới thấy dễ chịu hơn.

Cá khô ở đâu ra?

Không thể dừng ở đây. Cô hít thở thật sâu, rồi lại bò vào. Soi đèn nhìn thật kỹ bên trong, cô vẫn không thấy có gì lạ.

Cuốn sách "Tường giải các bản vẽ kiến trúc – phần biệt thự" in cuối năm ngoái là tài liệu lưu hành nội bộ, chưa phát hành nhưng đã có Diêu Tố Vân là "tay trong" nên Tư Dao lúc này đang ngồi trong thư viện giở ra xem, càng xem cô càng cảm thấy lạ.

Các bản vẽ thể hiện, khoảng trống sau hộp đấu dây dẫn của hầu hết các khu nhà đều rất hẹp, và chúng phải thông suốt lên tận nóc nhà, tiện cho việc đấu dây vào các phòng, hầu như không có ai đặt ván bịt kín giữa chừng tuyến chạy dây này.

Đương nhiên là các thiết kế xây dựng có thể rất đa dạng, có thể, đây là phong cách riêng của ông Lý Bá Thụy. Nhưng cũng có thể đây là một cách che giấu "bức tường kép". Tuy nhiên, mô hình ngôi nhà trong quả cầu pha lê đã cho thấy ở tầng hai có "tường kép",mình đã thử gõ và nghe, thấy vẫn rất "chắc", cũng không tìm thấy lối vào ở tường trong phòng và tường nhà tắm. Hay là lối vào không nằm ở tầng hai?

Thế thì nó nằm ở đâu?

Liệu có phải câu trả lời nằm ở chỗ khác, tức là một bản vẽ xây dựng mà các mã số viết trên chiếc phong bì không? Viên Thuyên cũng thật là... cậu làm thế này thì mình biết đi đâu mà tìm cái bản vẽ ấy?

Đêm đến đoán chừng mọi người cùng nhà đã đi ngủ, Tư Dao lại xuống tầng hầm.

TruyenC

Copyright © 2024 TruyenC.